Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vĩnh Long triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch phòng chống bệnh chổi rồng

Vĩnh Long triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch phòng chống bệnh chổi rồng
Ngày đăng: 13/04/2015

Giá nhãn bấp bênh, thiếu nhân công, chi phí cao là những nguyên nhân khiến nhà vườn không “mặn” trong việc cải tạo lại vườn nhãn bị bệnh.

Sáng nay 26/3/2015, Sở Nông nghiệp và PTNT hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện chiến dịch phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn.

Mục tiêu chiến dịch nhằm tiếp tục thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch hại và các biện pháp phòng trị có hiệu quả tại các địa phương trồng nhãn tập trung của tỉnh Vĩnh Long; giảm thiểu thiệt hại do bệnh chổi rồng gây ra, hạn chế lây lan sang đối tượng cây trồng khác, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất của cây nhãn.

Phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ xây dựng được vùng nguyên liệu nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ.

Theo báo cáo ngành nông nghiệp, bệnh chổi rồng bắt đầu gây hại trên cây nhãn từ năm 2007, đến năm 2012 thì gần như toàn bộ diện tích trồng nhãn của tỉnh đều bị nhiễm bệnh với nhiều mức độ khác nhau, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà vườn.

Sau 3 năm phòng chống bệnh chổi rồng, tổng diện tích nhiễm bệnh đã giảm, nhưng diện tích nhiễm bệnh trung bình đến nặng vẫn còn cao. Một số nhà vườn đã đốn nhãn chuyển sang trồng cây khác.

Hiện tổng diện tích nhãn nhiễm bệnh là 7.487ha, trong đó có 2.525,9ha nhiễm nhẹ, 2.717,3ha nhiễm trung bình và 2.243,4ha nhiễm nặng.

Ngoài ra, bệnh chổi rồng trên chôm chôm đã xuất hiện và gây hại nhẹ với tỷ lệ dưới 30% là 9,8ha chôm chôm đang giai đoạn ra hoa và mang trái tại các xã cù lao huyện Long Hồ.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Mang Lại Hiệu Quả Cho Người Trồng Lúa Giải Pháp Mang Lại Hiệu Quả Cho Người Trồng Lúa

Để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, đảm bảo cho người trồng lúa có lãi cao hơn, tại hội thảo Những giải pháp giảm chi phí sản xuất lúa các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại Phú Yên vừa qua, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

31/10/2014
Đào Được Củ Khoai Mì Nặng Gần 8kg Đào Được Củ Khoai Mì Nặng Gần 8kg

Ông Trần Văn Mẫn (ngụ ấp Tân Thành, xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang) cho biết, khi thu hoạch khoai mì ngoài bờ ruộng, ông đã đào được củ khoai mì nặng gần 8kg, với hình dạng khá kỳ dị, giống như bình hồ lô. Đây là củ khoai mì to nhất mà ông trồng được.

31/10/2014
Khó Khăn Chuyển Đổi Cây Trồng Tại Những Vùng Trồng Mía Ninh Hòa (Khánh Hòa) Khó Khăn Chuyển Đổi Cây Trồng Tại Những Vùng Trồng Mía Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Tình hình sản xuất mía niên vụ 2014 - 2015 trên địa bàn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, hạn hán kéo dài. Trước tình hình đó, nhiều nông hộ trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác, nhằm đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, với đặc thù canh tác tại địa phương khiến việc chuyển đổi cũng không hề đơn giản.

31/10/2014
Giữ Thương Hiệu Quế Văn Yên (Yên Bái) Giữ Thương Hiệu Quế Văn Yên (Yên Bái)

Văn Yên (Yên Bái) có cây quế được trồng từ Xuân Tầm, Nà Hẩu tới Xuân Ái, Yên Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn… với diện tích trên 22.000ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt từ 4.500 - 5.000 tấn quế vỏ khô, doanh thu 150 tỷ đồng. Không chỉ có vậy, quế ở đây có hàm lượng tinh dầu cao thuộc loại tốt nhất khu vực phía Bắc.

31/10/2014
Nghề Ép Chuối Khô Giúp Người Dân Thoát Nghèo Nghề Ép Chuối Khô Giúp Người Dân Thoát Nghèo

Với lợi thế nguồn nguyên liệu chuối có sẵn tại địa phương, nghề ép chuối khô được nhiều hộ dân ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời chọn làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cứ mỗi khi mùa mưa sắp kết thúc, bà con ở đây ai cũng náo nức chuẩn bị đương vĩ, làm giàn và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị bước vào mùa ép chuối khô.

31/10/2014