Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn Idor không lo ế

Nhãn Idor không lo ế
Ngày đăng: 13/04/2015

Huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, trong đó trên 6.000ha là vườn cây ăn trái, nổi tiếng nhất là dâu, vú sữa, nhãn, chôm chôm, măng cụt… Riêng diện tích trồng dâu đã lên đến 450 ha, gồm dâu xiêm, dâu xanh, dâu bòn bon, dâu gia bảo, dâu đường, nhiều nhất là dâu hạ châu.

Theo quy hoạch của huyện, diện tích trồng dâu hạ châu trong tương lai sẽ tăng lên 700 – 800 ha. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do diện tích trồng dâu tăng đột xuất, sản lượng dồi dào, dẫn đến tình trạng “hàng nhiều dội chợ”. Trừ dâu hạ châu, đặc sản nổi tiếng của Phong Điền là giữ được giá, các loại dâu xanh, dâu vàng, nhất là dâu ta (chua nhiều hơn ngọt) đều rớt giá.

Ông Nguyễn Văn Đừng (Bảy Đừng) ở ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ có 14 công vườn trồng toàn dâu xanh và dâu vàng phát triển rất tốt. Mấy năm đầu lời trên 100 triệu/năm, nhưng sau đó dâu dần dần mất giá, buộc ông phải nghĩ đến việc chuyển đổi cây trồng sao cho phù hợp với hướng đi của kinh tế thị trường.

Sau nhiều năm bỏ công đi nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm, cuối cùng ông đã chọn cây nhãn Idor để thay thế cho vườn dâu đã lỗi thời. Sau đó ông lên liếp, cải tạo đất, lần lượt xuống giống 500 nhánh nhãn Idor trên diện tích 17.000m2.

Đến nay đã trải qua 3 mùa thu hoạch, mùa nào cũng mang đến cho ông một niềm vui và đầy tự tin. Năm đầu tiên thu được 50 triệu đồng, năm thứ hai 90 triệu đồng, năm 2014 trên 300 triệu đồng và năm nay (2015) ước đoán ông thu trên 650 triệu đồng tiền bán nhãn.

Ông cho biết mỗi năm ông xử lý cho cây ra trái ba vụ. Vụ từ tháng Giêng đến tháng 3, thời điểm này nhãn làm trái rất khó nhưng giá bán lại cao (từ 33.000 – 35.000đ/kg); vụ rằm tháng 7 và rằm tháng 10 có giá khoảng 25.000đ/kg.

Theo ông, chất lượng nhãn Idor không thua kém nhãn da bò. Giống nhãn Idor hạt nhỏ, cơm dầy và giòn, ít nước, độ ngọt vừa nên thị trường tiêu thụ mạnh. Bình quân 1 cây trưởng thành cho từ 200 - 300 kg trái, chùm sai có thể cân nặng từ 2 - 3 kg.

Thấy ông trồng có hiệu quả, nhiều bà con nông dân đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua nhãn giống của ông về trồng thử nên diện tích nhãn ở vùng này ngày càng được mở rộng.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh chết chậm, tuyến trùng gây hại 420ha hồ tiêu Bệnh chết chậm, tuyến trùng gây hại 420ha hồ tiêu

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện tuyến trùng gây hại 360ha hồ tiêu, tỉ lệ hại từ 5 đến 50% dây; bệnh chết chậm gây hại 60ha, tỉ lệ bệnh từ 0,5 đến 20% dây, tập trung tại xã Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa).

11/04/2015
Xả nước nhử lúa cỏ-đúng hay sai? Xả nước nhử lúa cỏ-đúng hay sai?

Sau thu hoạch lúa Đông Xuân, cánh đồng ấp Ngã Ngay (xã Tân Long - Mang Thít - Vĩnh Long) không cày ải, mà xả nước tràn đồng với lý do để nhử lúa cỏ, lúa lai. Cách làm này nhận được sự đồng tình của nhiều nông dân, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lợi bất cập hại.

11/04/2015
Cơ sở sản xuất nấm linh chi lớn nhất Đông Triều (Quảng Ninh) Cơ sở sản xuất nấm linh chi lớn nhất Đông Triều (Quảng Ninh)

Đó là trại sản xuất nấm dược liệu linh chi Yên Tử của ông Tạ Đức Khương ở khu phố 2, thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Đây là một trong những nhân tố mới phát triển mô hình sản xuất nấm linh chi quy mô lớn theo chuỗi công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất khép kín ở huyện Đông Triều.

11/04/2015
Sản xuất cà phê theo hướng hiệu quả, bền vững Sản xuất cà phê theo hướng hiệu quả, bền vững

Cà phê được xác định là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và trình độ canh tác của nông dân. Ở tỉnh Sơn La, cây cà phê được quy hoạch tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố.

11/04/2015
Nhạy bén trong sản xuất Nhạy bén trong sản xuất

Cách đây vài năm, cũng như nhiều bà con trong vùng, ông Nguyễn Văn Chí, ở ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quen với việc làm ruộng độc lập. Ông cho biết, lúc đó, người bơm nước người không nên cuối cùng người này làm ảnh hưởng ruộng lúa người khác. Ðến cuối vụ, ai cũng bị thất thoát, năng suất lúa không cao.

11/04/2015