Thành Lập Hợp Tác Xã Sản Xuất Lúa Sạch Đầu Tiên Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp

Ngày 2/12, tại hội trường UBND xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm và ra mắt dự án sản xuất lúa sạch. Đến dự có Giáo sư - Tiến sĩ (GS-TS) Võ Tòng Xuân, đại diện Công ty Võ Thị Thu Hà, Công ty TNHH SX TMDV Vua vi sinh, lãnh đạo chính quyền địa phương và các thành viên HTX.
HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.
Việc ra đời và đi vào hoạt động của HTX nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất lúa chất lượng cao của HTX có được sự ký kết bền vững với Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà, tiến tới đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và giúp cho đời sống xã viên phát triển ổn định. Đại hội bầu chọn Ban chủ nhiệm của HTX gồm 3 thành viên, ông Phạm Thanh Liêm được tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX nhiệm kỳ 2013-2018.
Phát biểu tại Hội nghị thành lập HTX, GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình lúa sạch của HTX đánh giá cao mô hình sản xuất lúa sạch có liên kết từ khâu đầu vào đến đầu ra của HTX với Công ty TNHH SX TMDV Vua vi sinh và Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà. GS-TS tin tưởng, từ mô hình này sẽ mở ra nhiều triển vọng mới cho sản xuất lúa mang tính bền vững, lâu dài không chỉ đối với người nông dân Đồng Tháp mà còn sẽ là mô hình điểm nhân rộng trong cả nước. Để hoạt động của HTX đi vào ổn định, GS-TS Võ Tòng Xuân yêu cầu HTX cần chú trọng xây dựng mối liên kết, tạo niềm tin đối với xã viên, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đúng quy trình canh tác. Đặc biệt phải xây dựng kỹ năng làm ăn chất lượng đối với xã viên nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra an toàn cho doanh nghiệp, đồng thời tạo uy tín cho HTX.
Có thể bạn quan tâm

Cây chè liên quan đến đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân, nhưng hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế của loại cây này rất thấp, nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, thiếu liên kết với thị trường, an toàn thực phẩm chưa quản lý tận gốc…

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.

Đó là thế mạnh sản xuất nông nghiệp khu vực tiếp giáp Thới Sơn, An Phú, An Cư, Văn Giáo (Tịnh Biên - An Giang)… do đồng bào Khmer và người Kinh trồng trên đất đồi dốc, xen vườn cây ăn trái và cây rừng. Khoai mì ở đây không chỉ lấp vụ chờ mưa, mà còn giúp nông dân cải thiện kinh tế gia đình và ứng phó trong điều kiện biến đổi thời tiết.

Là một trong bốn loại cây ăn quả chủ lực nằm trong đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội, nhãn chín muộn là đặc sản của đất Hà thành, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Đặc biệt, từ khi vải, nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Hà Nội đang chuẩn bị các bước cần thiết để xuất khẩu nhãn chín muộn sang thị trường này.

Ông Lê Huy Cường - Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho biết: Năm 2008, UBND huyện quy hoạch vùng trồng cây ăn trái chủ lực đến năm 2010 gồm chôm chôm, sầu riêng, măng cụt và bưởi da xanh. 4 loại cây ăn trái chủ lực này được quy hoạch ở 2 vùng chính: phía Đông, từ xã Hưng Khánh Trung (nay là xã Hưng Khánh Trung B) đến xã Hòa Nghĩa, là vùng trồng sầu riêng và măng cụt; phía Tây, từ xã Long Thới đến xã Phú Phụng, là vùng trồng chôm chôm và bưởi da xanh. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng và thương hiệu trái cây của huyện.