Người Trồng Lúa Đang Ở Gần Với Ngưỡng Nghèo
Đó là đánh giá của các đại biểu khi tham gia hội thảo “Tương lai ngành lúa gạo VN” diễn ra sáng 11.12 tại Cần Thơ.
Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nông dân trồng lúa ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn do chi tiêu gia đình, đầu tư sản xuất tăng cao, ngược lại thu nhập ngày càng thấp do giá bán thấp, thị trường bấp bênh.
PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, đưa ra một thực tế rằng nếu tính bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người tương ứng với thu nhập từ cây lúa như hiện nay thì nông dân trồng lúa ở gần với ngưỡng nghèo. Trong hệ thống phân phối, chỉ có trên dưới 7% người trồng lúa bán được gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn lại hạt gạo phải “đội” từ 7 - 8 lớp “cò”. Hơn nữa, nông dân sử dụng “thừa” phân, thuốc làm cho giá thành sản xuất tăng.
Theo phân tích của ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 850 dự án nước ngoài đầu tư vào ĐBSCL năm 2013 với tổng vốn 11 tỉ USD, lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 6% về số dự án và vốn là 2%. “Những con số trên chứng minh một điều, vùng ĐBSCL vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng với tầm vóc. Thật sự nhiều tiềm năng của vùng vẫn chưa được khai thác và phát huy, đời sống người dân vẫn khó khăn”, ông Xuân đánh giá.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nguoi-trong-lua-dang-o-gan-voi-nguong-ngheo-post136062.html
Có thể bạn quan tâm
Tại buổi tọa đàm“Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Thực trạng và ý nghĩa về chính sách” vừa tổ chức mới đây ở Hà Nội, các đại biểu cho biết diện tích trồng sắn đã tăng đáng kể, trong đó chủ yếu là lấy từ đất đồi, rừng.
Sáng 24.7, tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp cùng Cục Chăn nuôi, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi ong mật bền vững, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
Ở Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh là khá cao, đạt tỷ lệ trung bình 72,0%, trong đó tỉnh Gia Lai có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho hồ tiêu kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình là 77,1 %; ở Đăk Nông 66,8%.
Theo nhu cầu sinh lý nước của cây ngô, ngô cần ít nước ở thời kỳ sinh trưởng đầu và cần rất nhiều nước khi bắt đầu phân hóa cờ cho đến khi chín sữa. Nhưng nhìn chung, qua từng thời kỳ sinh trưởng, đảm bảo được nhu cầu độ ẩm đất thích hợp sẽ giúp cây ngô đạt năng suất cao.
Ở thủ đô, diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, thay vào đó là những khu chung cư, khu công nghiệp hiện đại, người dân mất đất đổ xô vào thành phố làm thuê, mưu sinh. Nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Thống Nhất, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội vẫn kiên trì giữ đất, bám vườn trồng bưởi Diễn.