Tổng Sản Lượng Khai Thác Hải Sản Trên 88.000 Tấn
Trong năm 2014, ngư dân tỉnh Tiền Giang đã vượt qua khó khăn do thời tiết, bão lốc và những bất lợi trên biển, tổ chức bám ngư trường, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ... đã khai thác được trên 88.000 tấn hải sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đạt 100,42% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 0,58% so cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, toàn tỉnh có đội tàu khai thác hải sản trên biển 1.376 chiếc với tổng công suất 295.400 CV, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trong ngoài tỉnh. Trong đó, đội tàu tham gia trực tiếp khai thác 1.183 chiếc, còn lại 193 tàu tham gia dịch vụ hậu cần trên biển, chủ yếu cung ứng nguyên liệu vật tư nghề cá và thu mua trực tiếp sản phẩm trên biển. Đây là mô hình tích cực tạo điều kiện giúp các đội tàu khai thác bám biển dài ngày, sản phẩm đưa về cảng cá hoặc đi tiêu thụ ở các nơi đảm bảo chất lượng tươi ngon, bán được giá hơn.
Các nghề lưới đơn, lưới đôi, lưới rê, lưới vây kết hợp ánh sáng là nghề truyền thống của ngư dân Tiền Giang. Trong số tàu đánh cá của tỉnh, có đến 814 chiếc có công suất máy bằng hoặc trên 90CV có khả năng vươn ra hoạt động ở các ngư trường khơi xa: Nam Trường Sa, DK1, Nam Côn Sơn...không chỉ góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo mà còn giúp Tiền Giang đảm bảo được sản lượng đánh bắt hải sản cao, hiệu quả kinh tế lớn, cuộc sống ngư dân miền biển ngày một ổn định.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tong-san-luong-khai-thac-hai-san-tren-88000-tan-569114/
Có thể bạn quan tâm
Được trồng làm nguyên liệu giấy từ năm 2004, đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đưa vào trồng, hơn 60ha cây luồng đến thời kỳ khai thác không có người đến thu mua, tưởng chừng sẽ chẳng để làm gì, nay luồng đã bắt đầu đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng ở xã Mỹ Phương (Ba Bể).
Nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản, giúp nông dân yên tâm sản xuất, Đồng Tháp đang nỗ lực tổ chức lại sản xuất để đưa nông sản vào hệ thống phân phối. Thế nhưng, trong khi các siêu thị có nhu cầu rất lớn đối với nhóm hàng rau, củ, quả tươi sống thì nông dân trong tỉnh lại chưa thể tham gia vào hệ thống này...
Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Cao Lãnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng các đê bao khép kín diện tích vườn với chiều dài trên 15,5km, tập trung tại các xã ven quốc lộ 30. Đến thời điểm này, các công trình trên đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ hơn 5.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện.
Khi nước lũ ở đầu nguồn đổ về mạnh, nhiều nông dân tìm mua các loại cá giống để thả nuôi trong mùa lũ, nên hiện nay sức mua các loại cá giống ở huyện Tam Nông đang bắt đầu tăng mạnh.
Ngày 19/8, tại hội trường UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có buổi làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nội dung liên quan đến báo cáo công tác khuyến nông về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (lúa, cây ăn trái, rau quả).