Mô Hình Kết Hợp Nuôi Cá - Lúa Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang vừa tổ chức tổng kết đánh giá Dự án “Nhân rộng mô hình kết hợp nuôi cá - lúa” ở huyện Cai Lậy và huyện Cái Bè.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Phú Cường (huyện Cai Lậy) và xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè) với quy mô 2 ha/2 huyện/10 hộ tham gia.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống với mật độ 5 con/m2 (cá rô đồng là chính, ghép thêm cá sặt rằn, cá chép và cá mè vinh), một phần thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ nuôi và tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Qua 7 tháng nuôi, hiện các hộ đang thu hoạch cá đạt 3,5tấn/ha, lợi nhuận từ mô hình nuôi cá kết hợp trồng 3 vụ lúa cao gấp 2 lần so với chỉ trồng 3 vụ lúa.
Đây là mô hình giúp nông dân đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trong ruộng lúa, nhất là vùng bị ảnh hưởng lũ; không những tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương trong mùa lũ, còn là hình thức sản xuất cá - lúa ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường nhằm tạo ra sản phẩm cá - lúa an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhìn chung, mô hình đã giúp nông dân tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, có khả năng nhân rộng và bền vững trong tương lai.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/mo-hinh-ket-hop-nuoi-ca-lua-giup-nong-dan-tang-thu-nhap-569511/
Có thể bạn quan tâm

Đi qua nhiều nhà vườn ở xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) mùa này, không khó để bắt gặp những hàng ớt thẳng tắp, quả đỏ trĩu cành đang được bà con nông dân khẩn trương thu hoạch. Loại cây trồng khá mới mẻ này đang là niềm hy vọng cho bà con nơi đây.

Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa cho các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min. Đây đều là những loại nông sản đặc trưng của địa phương, với chất lượng thơm ngon vượt trội và sản lượng ổn định.

Ông Huỳnh Văn Hương, ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, được biết đến là một lão nông chăm chỉ, một hội viên Hội Cựu chiến binh tiêu biểu trong lao động sản xuất. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một nông dân đầu tiên nuôi bò thành công trên địa bàn xã.

Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tích cực tìm kiếm các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bí đỏ của gia đình chị Đinh Thị A Ngắc, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận.

Ca cao khô lên men từ 50.000 - 55.000 đ/kg, ca cao tươi dao động từ 4.500 - 4.800 đ/kg tùy loại trái, tăng hơn 30% so với vài tháng trước.