Si Ma Cai (Lào Cai) triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao

Hiện, huyện Si Ma Cai đang triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi gia súc chất lượng cao theo hướng nuôi nhốt tại hai xã Sín Chéng và Bản Mế, mỗi xã thực hiện 1 - 2 nhóm sở thích chăn nuôi gia súc.
Cùng với việc thí điểm mô hình, huyện Si Ma Cai đã xây dựng dự án chăn nuôi trên địa bàn giai đoạn từ 2015 – 2020. Với mục tiêu chuyển từ chăn nuôi tự cung, tự cấp sang hàng hóa theo phương pháp tiên tiến, phấn đấu đến năm 2020, Si Ma Cai có hơn 60% hộ dân chăn nuôi theo hướng hàng hóa, hướng tới giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 29,52% năm 2014 xuống dưới 10% năm 2020.
Hằng năm các hộ tham gia dự án dự kiến xuất bán ra thị trường trên 4.000 con bò, 1.800 con trâu, 1.000 con ngựa và 16.500 con lợn; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 2.100 tấn/năm. Việc triển khai dự án chăn nuôi chất lượng cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn, tăng giá trị tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp từ 43,03% năm 2014 lên 60% năm 2020.
Ngoài xây dựng dự án chăn nuôi chất lượng cao, huyện Si Ma Cai sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuât, hỗ trợ vốn, giống cho hộ khó khăn, tạo nguồn thức ăn đảm bảo cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới.

Đầu vào tiếp tục tăng, đầu ra co lại, khiến thuỷ sản, lúa gạo gặp khó khăn trong thời gian qua. Dự báo tình hình vẫn chưa được cải thiện trong bối cảnh nhu cầu thị trường thế giới giảm và các nước nhập khẩu chủ lực hàng hóa của Việt Nam điều chỉnh chính sách.

Do giá bán các máy ấp trứng trên thị trường quá cao, ông Nguyễn Tấn Lộc (ấp Láng Dài, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tự thiết kế thành công chiếc máy ấp trứng gà, mỗi tuần cho ra lò hơn 300 con gà giống cung cấp cho thị trường.

Năm 1981, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, anh Đào Văn Bằng ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long - Tam Dương luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình.

Trong một chuyến đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm thực tế về kỹ thuật trồng cây chanh dây từ người dân, chúng tôi ghé thăm gia đình anh Trịnh Văn Quyền – thôn 8 – xã ĐăkNia – thị xã Gia Nghĩa – tỉnh Đăk Nông. Đây là một trong những gia đình trồng chanh dây đạt hiệu quả kinh tế cao.