Thanh Hóa Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Mía Nguyên Liệu
Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Ngày 10-2-2015, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tổ chức hội nghị thường niên năm 2015.
Năm 2014, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ chỉ đạo sát sao của các địa phương, sự chủ động của Hiệp hội, doanh nghiệp và nỗ lực của người trồng mía nên niên vụ mía 2013 - 2014, tổng diện tích mía nguyên liệu của hội viên đạt 7.928 ha, bằng 46% diện tích toàn vùng, sản lượng đạt 493.727 tấn, năng suất bình quân 62 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân toàn vùng gần 2 tấn/ha, chất lượng đạt 9,5 CCS.
Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao như: Triển khai dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao về với các địa phương; giúp các chi hội lập hồ sơ vay vốn phát triển sản xuất mía; tổ chức thăm quan, hội thảo đầu bờ, thăm khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, qua đó hội viên được tiếp cận với sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao…
Đặc biệt, năm 2014 Công ty mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc như: Triển khai quyết liệt, hiệu quả dự án làm mới lại cây mía, hạt đường Lam Sơn; đổi mới trong công tác thu mua, vận chuyển nguyên liệu; tăng cường cơ giới hóa, đưa máy công suất lớn vào thu hoạch mía; sản xuất được nguồn phân bón chất lượng, hiệu quả cao…
Nhờ vậy sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, nỗ lực của các thành viên Hiệp hội đã góp phần quan trọng để năm 2014 công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ động, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.
Niên vụ 2014 - 2015, với mục tiêu hiệu quả - năng suất - chất lượng, toàn vùng đã triển khai được 9.023 ha mía, trong đó diện tích trồng mới đạt 3.764 ha với các giống mới có năng suất, chất lượng cao như VĐ 93-159, VĐ 00-236; Yt-006….
Tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp xây dựng Hiệp hội vững mạnh về mọi mặt; rà soát nâng cao chất lượng hội viên, đồng thời xây dựng câu lạc bộ làm lực lượng nòng cốt đi đầu trong sản xuất thâm canh mía; duy trì và phát triển các phong trào thi đua gắn với mục tiêu xây dựng cánh đồng mẫu lớn, nâng cao năng suất và chất lượng cây mía.
Có thể bạn quan tâm
Từ một nước nghèo đói, không đủ gạo ăn, hơn 20 năm qua, với những quyết sách mạnh mẽ và thuận lợi về thị trường, “hạt ngọc Việt” đã chuyển mình, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.
Trước những biến động bất lợi của thị trường toàn cầu, CLB G20 vừa tổ chức cuộc họp “khẩn” nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định thị trường XK, nâng giá trị cho hạt cà phê VN.
Hiện nay nông dân các xã Mỹ Qúy, Đốc Binh Kiều và Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) đang thu hoạch mè vụ hè thu, với giá bán khá cao.
Từ đầu năm 2015 đến nay, giá tôm ở ĐBSCL liên tục sụt giảm, đặc biệt tôm thẻ chân trắng (TCT), hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Từ giữa tháng 4 giá ớt giảm xuống 25.000đ/kg, đến nay “lao dốc” xuống 18.000đ/kg, bằng một nửa giá đầu vụ.