Tín Hiệu Vui Từ Sản Xuất Cá Tra
Sở NNPTNT Bến Tre, Vĩnh Long cho biết hiện nay cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi bắt đầu có lãi.
Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết, trong 3 tháng đầu của năm nay, giá thu mua cá tra nguyên liệu chỉ dao động từ 21.500-24.000 đồng/kg, giá thành sản xuất dao động từ 23.000-23.500 đồng/kg, do đó người nuôi hòa vốn hoặc vẫn còn lỗ khoảng 500 đồng/kg.
Trong tháng này do giá thu mua tăng nhẹ nên người nuôi bắt đầu có lãi từ 1.500-3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, số cơ sở hưởng lợi rất ít vì nhiều hộ mất một thời gian dài cho cá ăn cầm chừng nên hiện cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để bán.
Đặc biệt, diện tích và sản lượng cá tra một số tỉnh tăng do tình hình sản xuất cá tra khá hơn. Tỉnh Tiền Giang đã thả nuôi 104 ha, tăng 18%; sản lượng đạt 10.900 tấn, tăng 17%. Bến Tre có diện tích thả nuôi đạt 608 ha, tăng 10,5%, sản lượng đạt 40.000 tấn tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng Cần Thơ diện tích có 602 ha giảm 16,4%, nhưng sản lượng lại tăng, với 23.200 tấn và tăng 5,74% so với cùng kỳ.
Theo đó, tính chung cả nước diện tích nuôi cá tra trong tháng 4/2014 đạt 393 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 78.823 tấn. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, diện tích nuôi là 2.314 ha, bằng 93,5% so với cùng kỳ, sản lượng thu 222.350 tấn, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2013.
vực dậy sức tăng trưởng của ngành cá da trơn tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NNPTNT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám cho biết, hiện Việt Nam vẫn đang tiếp tục đàm phán với phía Hoa Kỳ về chương trình giám sát cá da trơn của Việt Nam tại thị trường này. Dự kiến đến cuối năm nay, phía Hoa Kỳ sẽ có trả lời chính thức cho vấn đề đàm phán này.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng yêu cầu các đơn vị cơ sở tiếp tục kiểm tra và giám sát tình hình chuẩn bị điều kiện nuôi và thả giống tại địa phương theo quy định đã ban hành đồng thời triển khai nhiệm vụ kiểm soát vật tư đầu vào, đặc biệt là con giống. Mặt khác, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến, phát sinh của các đối tượng nuôi để tham mưu, chỉ đạo và xử lý kịp thời.
Theo Tổng cục Thủy sản tổng sản lượng thủy sản cả nước trong 4 tháng qua ước đạt 1,609 triệu tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó, sản lượng khai thác đạt 920.000 tấn, tăng 5,3%; sản lượng nuôi trồng 689.000 tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Bộ NNPTNT cho biết giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4 ước đạt 606 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 2,2 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Mỹ vẫn là thị trường đứng đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, chỉ tính trong 3 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đã đạt 397,4 triệu USD, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2013, và chiếm gần 24,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.
Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.
Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.
Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.