Nghiêm Cấm Khai Thác, Sử Dụng Nước Ngầm Để Nuôi Trồng Các Loài Thủy Sản
Để đảm bảo không làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và không gây ô nhiễm mặn nguồn nước mặt do khoan khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn chỉ đạo về việc cấm khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi tôm thẻ chân trắng và các loài thủy sản khác.
Công văn nêu, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi trồng các loài thủy sản, đặc biệt khai thác, sử dụng tầng nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng.
UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát và thông báo các vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản tự phát không được khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi trồng các loài thủy sản.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra, giám sát các giếng khoan đang khai thác; rà soát tổng số giếng khoan đang khai thác nuôi thủy sản, báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Sau khi kết thúc các vụ nuôi, tiến hành hướng dẫn và yêu cầu các tổ chức, cá nhân trám lấp giếng khoan trái phép đúng theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Hàng năm, lão nông Trần Văn Thật xuất bán trên vài trăm con lợn thịt, thu về hơn trăm triệu đồng bởi ông rất am hiểu về kỹ thuật chăn nuôi
Bằng chế phẩm vi sinh do chính tay mình sản xuất, cả 14 ao tôm của ông Võ Thanh Vân đều thành công thu hoạch 65,5 tấn, lợi nhuận 3 tỷ 965 triệu đồng
Ông Võ Văn Đông trồng rất nhiều loại cây trái đặc sản, đáng kể nhất vẫn là 15 công với 1.000 cây mít Thái này, mỗi năm ông Đông thu lãi nửa tỷ đồng.
Từ đôi bàn tay trắng nhưng nhờ cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất mà giờ đây anh Võ Văn Che đã vươn lên thành tỷ phú trên đất rừng U Minh hạ
Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập gần cho gia đình với trên 500 triệu đồng mỗi năm.