Thanh Hóa Bắt Giữ 3 Tàu Đánh Bắt Cá Trái Phép

Các tàu đang dùng khí sục đáy biển để khai thác các loài hải sản tầng đáy ở vùng biển ven bờ huyện Quảng Xương.
Chiều 27/3, ông Lê Đức Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa cho biết, Chi cục vừa phối hợp với Bộ đội Biên phòng Hải đội 2, Thanh tra Sở NN-PTNT bắt giữ 3 tàu đánh bắt cá trái phép trên vùng biển Thanh Hóa.
Theo ông Giang, ngày 26/3 đơn vị nhận được tin báo từ ngư dân huyện Quảng Xương có trường hợp tàu lạ khai thác bằng nghề lạ ở vùng ven bờ biển Thanh Hóa nên Chi cục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra.
Kết quả, phát hiện 3 tàu cá mang số hiệu NA-93646-TS, công suất 90CV, do Nguyễn Văn Ước làm chủ tàu; TH130TS, công suất 80CV do Nguyễn Đức Anh đứng chủ và tàu NA 4010 TS, công suất 45CV, do Trần Văn Pháp (đều trú huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An) làm chủ tàu, đang dùng khí sục đáy biển để khai thác các loài hải sản tầng đáy ở vùng biển ven bờ huyện Quảng Xương.
"Chúng tôi đã lai dắt 3 tàu trên vào cảng Lạch Hới (thị xã Sầm Sơn) bàn giao cho thanh tra Sở xử lý", ông Giang nói.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục những thành quả đạt được từ việc xử lý chất thải chế biến thủy sản, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, DN xử lý môi trường hàng đầu Việt Nam đã làm việc với Sở TN-MT An Giang về xử lý nước thải NM thủy sản theo cơ chế phát triển sạch CDM.

Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: Vụ lúa hè thu 2014 đã có 4 doanh nghiệp và 1 tổ hợp tác đã liên kết với các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Gò Công Tây và Gò Công Đông thực hiện 1.106,2 ha cánh đồng mẫu lớn.

Hơn 1 tháng trở lại đây, giá gà, vịt thịt ở Hậu Giang, Kiên Giang liên tục giảm, khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, còn tiểu thương ngao ngán vi buôn bán kém sôi động.

Được biết, từ đầu tháng 8, tình trạng ngao chết rải rác ở các xã thuộc huyện Tiền Hải, từ ngày 11/8 trở đi ngao chết xảy ra đồng loạt. Tính đến 20/8, đã có hơn 1.000 ha diện tích có ngao chết, chủ yếu thuộc 6 xã của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Nội dung đầu tiên của Nghị định 36 về cá tra là "quy hoạch nuôi". Quy hoạch phải "phát huy lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá tra trên thị trường". Trên cơ sở hiện trạng, "phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu, giá cả và khả năng cạnh tranh của cá tra", từ đó "xác định diện tích, sản lượng của vùng nuôi cá tra thương phẩm". Tóm lại, quy hoạch phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của thị trường.