Bình Quân Một Trang Trại Ở Yên Lập Mới Đạt Doanh Thu Trên 1,5 Tỷ Đồng
Sau một thời gian phát triển, đến nay huyện Yên Lập mới có 10 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNN&PTNT; trong đó có 2 trang trại tổng hợp và 8 trang trại chăn nuôi. Qua khảo sát, tổng hợp, vốn đầu tư của các trang trại đến giữa năm 2014 đạt 16,72 tỷ đồng, gồm gần 9 tỷ vốn tự có và hơn 7,8 tỷ đồng vốn vay; doanh thu từ trang trại năm qua đạt 15,657 tỷ đồng, bình quân 1,56 tỷ đồng/trang trại.
Với lợi thế của một huyện miền núi, quỹ đất lâm nghiệp dồi dào, từ lâu mô hình kinh tế trang trại đã được nhiều hộ dân trên địa bàn quan tâm, phát triển. Đến nay trên địa bàn có trên 400 mô hình kinh tế trang trại, tập trung nhiều lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, VAC… song hầu hết quy mô các trang trại nhỏ, rà soát xếp loại không đạt tiêu chí theo quy định của ngành nông nghiệp và PTNT. Các trang trại đạt tiêu chuẩn tuy thời gian phát triển ngắn, nhưng tỏ ra có ưu thế vì đầu tư kỹ thuật, cơ sở vật chất tương đối khá, mỗi trang trại thu hút, giải quyết việc làm trên dưới chục lao động.
Để phát huy khả năng của mô hình kinh tế có tiềm năng, lợi thế, thời gian tới huyện khuyến khích các hộ tiếp tục đầu tư kỹ thuật, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hút lao động tiền vốn để mở mang sản xuất, tăng thu nhập, tạo đầu tầu lôi kéo kinh tế địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ ngày 1.7 đến 30.9 hằng năm, đặc biệt tại các bãi cá đẻ như Khu rừng cấm, Ao 10 mẫu, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... Báo Tây Ninh cũng không ít lần phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện, vẫn còn nhiều người đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong hồ Dầu Tiếng.
Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.
Tính đến đầu tháng 8, các DN, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã ký hợp đồng bao tiêu gần 100% diện tích mía trong dân, với giá tương đương so với năm 2014.
Bước vào vụ mùa 2015, toàn tỉnh gieo trồng 58.230 ha, trong đó cây lương thực 44.650 ha, chủ yếu là lúa với 40.000 ha. Trong điều kiện khó khăn về thời tiết, tình hình sâu bệnh…việc chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả đang được ngành nông nghiệp tỉnh tập trung quyết liệt…
Ngày 12-8, thanh tra của Bộ NN&PTNT phối hợp với sở ngành tại Đồng Nai làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế Anco và Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.