Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Lươn

Mới 23 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Phú đã là chủ một trang trại nuôi lươn tại huyện Củ Chi, TP.HCM với lợi nhuận hơn 12 triệu đồng mỗi tháng. Ðây là mô hình nuôi lươn trong bể xi măng lần đầu được thử nghiệm thành công tại huyện Củ Chi.
Sau nhiều lần thất bại với mô hình nuôi ếch, Phú lân la khắp các tỉnh ĐBSCL để tìm một mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, diện tích đất không nhiều (350 m2) và anh đã chọn mô hình nuôi lươn để thử nghiệm.
Năm 2011, Phú vay 60 triệu đồng từ nguồn vốn của quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Hội LHTN TP.HCM). Tiền vay cùng số vốn của gia đình Phú đầu tư xây dựng hệ thống bể xi măng, mua lươn giống về nuôi. Ban đầu anh chỉ nuôi một ít để rút kinh nghiệm, sau thấy khả quan nên mạnh dạn đầu tư lớn hơn.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi lươn, Phú nói: “Dễ lắm, ai cũng có thể nuôi được cả, thả nuôi 50 con giống cho 1 m2 trong hồ là vừa vặn. Lươn sợ ánh sáng nên ta có thể dùng gạch, bèo, tre hay rơm để làm nơi trú ẩn cho chúng. Mỗi ngày chỉ cho lươn ăn một lần là đủ. Thức ăn của lươn là cá, cua, ốc bươu vàng nấu chín xay nhuyễn trộn với men vi sinh. Mỗi tuần thay nước một lần. Sau gần 4 tháng từ khi thả con giống là mình có thể thu hoạch để bán cho thương lái được rồi”.
Phú mong ước: “Hiện diện tích đất của gia đình còn hơn 200 m2. Nếu được Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp “tiếp sức” thêm thì mình sẽ xây dựng thêm hồ để phát triển trang trai nuôi lươn quy mô hơn. Và mình tin rằng lợi nhuận mỗi tháng thu về sẽ còn cao hơn hiện tại rất nhiều”.
Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, Phú còn phối hợp Hội LHTN huyện Củ Chi triển khai, nhân rộng mô hình này đến với các bạn trẻ. “Mình sẵn sàng hỗ trợ cách chọn con giống và kỹ thuật nuôi lươn cho những bạn trẻ khó khăn nhưng có ý chí vươn lên trong cuộc sống”, Phú cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua nhờ trồng rau màu, nhiều hộ dân ở Sóc Trăng đã có thu nhập ổn định. Ưu điểm của mô hình này là không cần nhiều đất sản xuất, có thể canh tác quanh năm, chỉ cần nông dân siêng năng và chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thời tiết và nhu cầu thị trường.

Theo dự báo, mức giá này không dừng lại và sẽ tiếp tục tăng lên 30.000 đồng từ nay đến Tết Nguyên đán. Nguyên nhân được xác định là vào cuối vụ, bà con nhà vườn đang xử lý ra hoa đậu trái cho vụ mùa nghịch. Hiện nay, Hợp tác xã Thạnh Phước mỗi ngày chỉ cung ứng cho thị trường hơn 1 tấn trái.

Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây keo tai tượng tại xã Quảng Đức (Hải Hà), xã Điền Xá (Tiên Yên) và xã Thuỷ An (Đông Triều) với diện tích 70ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay cây keo phát triển tốt, dự kiến sau 5 năm sẽ cho sản lượng hơn 120 m3 gỗ/ha.

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.