Thanh Bình (Đồng Tháp) Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt Gần 100 Ngàn Tấn

Theo số liệu thống kê của Trạm thủy sản huyện, năm 2014 Thanh Bình (Đồng Tháp) có 503ha diện tích nuôi cá tra và các loại cá khác.
Tổng sản lượng thủy sản trong năm ước đạt 99.961 tấn. Trong đó sản lượng cá tra 94.840 tấn, cá điêu hồng 1.807 tấn và cá khác 2.700 tấn. Nhìn chung, do được sự quan tâm sâu sát của địa phương nên tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện luôn được duy trì và phát triển ổn định.
Trạm thủy sản huyện thường xuyên theo dõi việc thực hiện các dự án quy hoạch cá tra, dự án quy hoạch nuôi cá bè trên địa bàn huyện và cử nhiều cán bộ xuống vùng nuôi cá tra tập trung theo dõi khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng thức ăn để có hướng dẫn cụ thể cho người dân. Bên cạnh đó, người nuôi cá bè, cá ao hầm luôn chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn để được tư vấn kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh hiệu quả, hạn chế những rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm của cây dừa Bến Tre đã có mặt ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng nông dân trồng dừa thu nhập vẫn thấp; sản phẩm chế biến từ dừa đầu ra cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành dừa phát triển bền vững cần vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp (DN).
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.
Ngày 22- 4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.