Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP

Theo chương trình hội thảo nuôi tôm hướng VietGAP tại các tỉnh phía Bắc do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị chủ trì, các đại biểu là đại diện một số cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản trực thuộc Tổng cục Thủy sản, khuyến nông các tỉnh ven biển phía bắc, và các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã đi thăm quan mô hình HTX đã được chứng nhận phù hợp với quy phạm thực hành tốt tại Việt Nam (VietGAP) tại tỉnh Hà Tĩnh.
Phát huy cách thức nuôi áp dụng VietGAP để hướng tới sự phát triển bền vững, năm 2015 HTX đã mở rộng diện tích nuôi lên 7ha, mật độ thả trung bình khoảng 200 - 250 con/m2.
Quản lý trong quá trình nuôi áp dụng chặt quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP trong đó kiểm soát chặt chẽ yếu tố đầu vào trong nuôi trồng thủy sản như đảm bảo giống được sản xuất tại các cơ sở được chứng nhận của cơ quan nhà nước, trong quá trình di chuyển, con giống đảm bảo được kiểm dịch đầy đủ;
Sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y đã được công nhận được phép lưu hành, và đảm bảo vận hành trong các khâu sản xuất đúng theo quy trình là những nguyên nhân dẫn đến những thành công như ngày hôm nay.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5/7/2013, tại Cần Thơ, Chính phủ cùng Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL tổ chức Hội nghị Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và thủy sản vùng ĐBSCL. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng rất được quan tâm.

Những năm gần đây, cá sủ đất đã được người dân một số địa phương trong nước nuôi với số lượng lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cá sủ đất thường được nuôi theo hình thức nuôi lồng, bè tại các địa phương như Cẩm Phả, Vân Đồn.

Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, hiện đàn bò đang có xu hướng thu hẹp do quỹ đất trồng cỏ hạn chế, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh, thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy nên rất khó sử dụng phụ phẩm rơm.

Những ngày này, tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đầy ắp những loại trái cây được người dân từ trong vườn đem ra, hoặc được các tiểu thương lấy từ các tỉnh khác về bán lại. Sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không thua hàng ngoại và giá bán cũng tương đối mềm.