Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP

Theo chương trình hội thảo nuôi tôm hướng VietGAP tại các tỉnh phía Bắc do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị chủ trì, các đại biểu là đại diện một số cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản trực thuộc Tổng cục Thủy sản, khuyến nông các tỉnh ven biển phía bắc, và các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã đi thăm quan mô hình HTX đã được chứng nhận phù hợp với quy phạm thực hành tốt tại Việt Nam (VietGAP) tại tỉnh Hà Tĩnh.
Phát huy cách thức nuôi áp dụng VietGAP để hướng tới sự phát triển bền vững, năm 2015 HTX đã mở rộng diện tích nuôi lên 7ha, mật độ thả trung bình khoảng 200 - 250 con/m2.
Quản lý trong quá trình nuôi áp dụng chặt quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP trong đó kiểm soát chặt chẽ yếu tố đầu vào trong nuôi trồng thủy sản như đảm bảo giống được sản xuất tại các cơ sở được chứng nhận của cơ quan nhà nước, trong quá trình di chuyển, con giống đảm bảo được kiểm dịch đầy đủ;
Sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y đã được công nhận được phép lưu hành, và đảm bảo vận hành trong các khâu sản xuất đúng theo quy trình là những nguyên nhân dẫn đến những thành công như ngày hôm nay.
Related news

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.

Theo tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2,4 triệu con heo/năm. Trong đó, các trang trại và người chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp hơn 1,9 triệu con, doanh nghiệp Nhà nước gần 60 ngàn con, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20%).

Hiện nay, diện tích cây sắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 9.000 ha, năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha. Sắn đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân vùng cao, vùng nông thôn. Vì vậy, việc canh tác sắn theo phương thức bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên đang trở thành vấn đề đáng quan tâm.