Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hợp tác sản xuất, thông qua tổ, Hội Nông dân

Hợp tác sản xuất, thông qua tổ, Hội Nông dân
Ngày đăng: 25/10/2015

Làm ăn đơn lẻ khó bền

Cách đây 2 năm, anh Nguyễn Trường Sơn, thôn Long Bình, xã Bình Long chỉ nuôi vài trăm con gà.

Không dám mở rộng bởi anh sợ dịch bệnh và thị trường tiêu thụ hạn hẹp.

“Khi tham gia vào câu lạc bộ nuôi gà (CLB), không chỉ được tập huấn kỹ thuật mà giữa các thành viên còn chia sẻ, hỗ trợ nhau về kiến thức, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ.

Từ đó, tôi tự tin hơn và mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi lên tới 12.000 con gà/năm.

Theo đó, lợi nhuận trong chăn nuôi cũng tăng và ổn định…” - anh Sơn chia sẻ.

Ông Võ Việt Chính (bên trái) thăm trang trại của thành viên CLB nuôi gà xã Bình An, huyện Bình Sơn.

Ông Nguyễn Ngọc Minh- Chủ nhiệm CLB Chăn nuôi gà chi hội Long Bình cho hay: “CLB ký hợp đồng với doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; tiến hành phòng chống dịch bệnh ngay từ khi thả con giống; ký hợp đồng dài hạn với các nhà hàng, thương lái đảm bảo sản phẩm làm ra được tiêu thụ ổn định.

Khi các hộ chăn nuôi liên kết lại với nhau sẽ tạo thành thương hiệu tập thể, uy tín trên thị trường.

Làm ăn đơn lẻ cũng có thành công đấy, nhưng khó bền…”.

Không chỉ các hộ chăn nuôi gà ở xã Bình Long, các hộ chăn nuôi bò, heo ở một số xã khác trong huyện Bình Sơn cũng cùng nhau thành lập CLB, tổ liên kết, tổ hợp tác sản xuất.

Tính đến nay, toàn huyện Bình Sơn đã có 11 CLB, tổ liên kết, tổ hợp tác sản xuất thu hút hàng trăm hội viên, ND tham gia.

Các CLB, tổ hợp tác ngày càng ăn nên làm ra.

Điển hình như HTX chuyên sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu ở xã Bình Thạnh; CLB Chăn nuôi bò ở xã Bình Trung thu hút 70 hội viên tham gia, thu lãi 30-50 triệu đồng/thành viên/năm; CLB Chăn nuôi heo Thành Công ở xã Bình Nguyên…

Hội hướng dẫn, hỗ trợ

 Thành công từ việc liên kết sản xuất của ND huyện Bình Sơn mở ra hướng hợp tác làm ăn cho ND trong tỉnh, giúp cải thiện tính cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp đối với thị trường trong nước, khu vực và thế giới trong bối cảnh Việt Nam tham gia “sân chơi” Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…”.Ông Võ Việt Chính-Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ngãi

Không chỉ làm tốt vai trò vận động, tuyên truyền hội viên, ND sản xuất theo mô hình mới, lối tư duy liên kết mới, các cấp Hội ND huyện Bình Sơn còn tích cực triển khai các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ cho các tổ hợp tác, tổ liên kết, CLB sản xuất…

Hội ND huyện đứng ra tín chấp, ủy thác với Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng CSXH để thành viên các tổ hợp tác, CLB được vay vốn tín dụng thương mại, tín dụng ưu đãi đầu tư xây dựng mô hình, mở rộng sản xuất.

Hội còn phối hợp các doanh nghiệp thuốc BVTV, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y để tư vấn, hỗ trợ nông dân trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt.

Đối với những tổ hợp tác, CLB có đủ các điều kiện thì Hội sẽ tư vấn, hỗ trợ phát triển lên mức độ cao hơn như mô hình hợp tác xã kiểu mới…

Ông Võ Văn Tâm - Chủ tịch Hội ND huyện Bình Sơn cho biết: “Việc liên kết trong sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế tập thể là một xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Đến nay nhiều hộ ND trong huyện đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ tham gia các mô hình liên kết sản xuất.

Hiện nay, huyện Bình Sơn có 16.134 hộ được công nhận danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp.

Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh trong hơn 4 năm qua.

Từ kết quả này, Hội ND huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất trong hội viên, ND…”.


Có thể bạn quan tâm

Vườn Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập 200 - 300 Triệu Đồng/ha/năm Vườn Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập 200 - 300 Triệu Đồng/ha/năm

Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.

20/08/2013
Tìm Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Vùng Nuôi Tôm Cao Triều Tìm Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Vùng Nuôi Tôm Cao Triều

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).

29/03/2013
Phổ Biến 2 Biện Pháp Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Phổ Biến 2 Biện Pháp Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.

10/05/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Idor Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Idor

Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.

20/08/2013
Xây Dựng Vùng Sản Xuất Nhãn Xuồng Cơm Vàng Tiêu Chuẩn VietGap Xây Dựng Vùng Sản Xuất Nhãn Xuồng Cơm Vàng Tiêu Chuẩn VietGap

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp trong năm 2013, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang thực hiện dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng cơm vàng” tại xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng kinh phí gần 900 triệu đồng.

19/07/2013