Thâm canh cây lúa và đa dạng hóa sản phẩm
Đầy đủ điều kiện phát triển
Phát biểu tại diễn đàn, ông Phan Huy Thông - Giám đốc TTKNQG khẳng định: Các yếu tố cần và đủ để phát triển và mở rộng lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa đã hội tụ trong bối cảnh hiện nay.
Theo đó, việc mở rộng thị trường, nâng cao năng suất, đảm bảo thu nhập, duy trì cuộc sống ổn định cho nông dân được chú trọng, quan tâm hơn. Thực tế, vùng biên giới phía Bắc (như Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên) đã có những tỉnh đi đầu trong xác định mục tiêu, tổ chức theo hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo với việc đồng bộ hóa các nội dung về kỹ thuật, thu mua cũng như xây dựng thương hiệu gạo đặc sản địa phương thành công.
Người dân thu hoạch lúa tại Bát Xát, Lào Cai.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, hiện nay Bộ NNPTNT và các địa phương đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, do vậy việc phát triển giống lúa chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị của mặt hàng lúa gạo, đồng thời làm tăng thu nhập cho người dân đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ gạo có chất lượng cao ngày càng tăng, đặc biệt đối với khu vực thành thị, người có thu nhập cao, khách du lịch đến từ các nước, các thị trường ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Cùng với đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới được ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế; một số địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung...
Phải liên kết sản xuất
Theo lãnh đạo TTKNQG và các ý kiến tại diễn đàn, hướng vào việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo hàng hóa. Hiện nay tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành lúa gạo nói riêng là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập của người trồng lúa và phát triển bền vững.
Các ý kiến tại diễn đàn đồng tình rằng, để thực hiện chủ trương của Chính phủ, cần phải chuyển sản xuất lúa sang hướng thâm canh bền vững để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả nhưng không làm tổn hại đến môi trường. Biện pháp trung tâm của thâm canh bền vững theo phương châm “giảm và tăng”, trong đó đối với thâm canh lúa: Giảm lượng hạt giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, nước và lao động; tăng năng suất, chất lượng, giá trị dinh dưỡng, hiệu quả và thu nhập cho nông dân.
Những mục tiêu khác cần hướng đến của sản xuất lúa gạo là cần đa dạng hoá các sản phẩm từ lúa gạo. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa (cơ giới hoá khâu sản xuất và thu hoạch, bảo quản, chế biến); thực hiện cánh đồng mẫu lớn; đẩy mạnh liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp) để tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời, thực hiện bảo hiểm cho cây lúa...
Nông dân Trần Thị Ngần (thôn Đồng Căm, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, Lào Cai) kiến nghị: Các ngành, cơ quan chức năng cần tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình phục tráng, bảo tồn các giống lúa bản địa có chất lượng cao.
Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân để vận dụng phát triển sản xuất lúa chất lượng, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, làm giàu cho đồng bào vùng cao.
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở NN và PTNT Cà Mau, hiện nay, dịch bệnh tôm nuôi vẫn xuất hiện trên nhiều vùng nuôi tôm ở địa bàn tỉnh gây thiệt hại khá cao cho bà con nông dân.
Trong vòng hơn 1 năm, đã có 111 trang trại chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua gia công cho các công ty nước ngoài. Nhiều người nhận định, ngành chăn nuôi Đồng Nai trong tương lai không xa sẽ do các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh.
Việt Nam, Indonesia, Ấn độ, Brazil, Malaysia và Srilanka là 5 nước chiếm hơn 95% sản lượng tiêu xuất khẩu thế giới, trong đó Việt Nam chiếm 44% tổng lượng xuất khẩu và đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu hạt. Nước nhập khẩu tiêu lớn nhất là Hoa kỳ với thị phần nhập chiếm khoảng 24% lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu; đứng thứ hai là Đức 10%; các nước tiếp theo là Hà Lan, Singapore và khối Arab, mỗi nước chiếm tỷ trọng khoảng 4-5% trong năm 2010.
Từ những đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ước mơ thoát nghèo của hàng nghìn hộ ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã thành hiện thực, họ thêm vững tin vươn lên trong cuộc sống...
Đây là Quyết định mới được UBND tỉnh phê duyệt ngày 20-8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ này là gần 90 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học năm 2013của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ.