Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Vùng Sản Xuất Bưởi Đỏ, Bưởi Da Xanh

Nhân Rộng Vùng Sản Xuất Bưởi Đỏ, Bưởi Da Xanh
Ngày đăng: 17/02/2014

Hội đồng bình tuyển công nhận cây đầu dòng giống bưởi đỏ, bưởi da xanh thực hiện thí nghiệm khoa học kiểm tra khả năng sạch bệnh greening của cây bưởi được đề nghị là cây đầu dòng, đây là tiêu chí quan trọng nhất để nhân rộng cây có múi.

Vài năm gần đây, cây bưởi đỏ, bưởi da xanh phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Đây là hai giống bưởi có nhiều lợi thế cạnh tranh, được huyện Tân Lạc xác định trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo đột phá cho sản xuất nông nghiệp của địa phương. Để thực hiện được điều này, yếu tố quan trọng hàng đầu là đảm bảo chất lượng giống bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện.

Thống kê sơ bộ đến cuối năm 2013, trên địa bàn huyện Tân Lạc có khoảng 110 ha bưởi, kế hoạch đến năm 2015, con số này sẽ tăng lên khoảng 230 ha. Theo kế hoạch phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2013 - 2020, đến năm 2015, toàn huyện sẽ trồng khoảng 200 ha bưởi đỏ và bưởi da xanh, trong đó, 150 ha bưởi đỏ, 50 ha bưởi da xanh. Đến năm 2020, phấn đấu giữ ổn định 500 ha gồm 400 ha bưởi đỏ và 100 ha bưởi da xanh.

Những năm gần đây, cây bưởi, trong đó chủ lực là bưởi đỏ và bưởi da xanh bắt đầu phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tân Lạc, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm cho nhiều hộ nông dân.

Đây là hai giống bưởi có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu các loại sâu bệnh cao, đồng thời cho năng suất, chất lượng cao, đặc biệt, có ưu điểm thời vụ thu hoạch quả vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian thu quả kéo dài nên cho hiệu quả kinh tế khá nổi bật.

Cụ thể, cây bưởi đỏ thường được trồng trung bình 300 - 350 cây/ha. Sau thời gian kiến thiết cơ bản (thường là 3 - 4 năm), bước vào thời kỳ kinh doanh, trung bình mỗi cây có thể cho thu 100 - 150 quả thương phẩm. Với giá thị trường hiện nay, giá trị sản phẩm đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm.

Với cây bưởi da xanh, mật độ trồng trung bình 250 - 300 cây/ha, trung bình mỗi cây cho thu hoạch 50 - 80 quả, cho thu nhập khoảng trên 400 triệu đồng/ha/năm. Với giá trị kinh tế nổi bật, bưởi đỏ, bưởi da xanh được xác định là loại cây ăn quả đặc sản vừa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, vừa đảm bảo môi trường nông thôn và tăng thu nhập cho người nông dân.

Huyện ủy Tân Lạc đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 10/7/ 2013 về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2020. Theo đó, xác định đưa cây bưởi trở thành một trong những cây trồng chính mang tính chất là sản phẩm hàng hóa của huyện, góp phần quan trọng tạo đột phá cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Sau gần 30 năm loay hoay với bài toán trồng cây gì, nuôi con gì để cải thiện đời sống cho gia đình, ông Trần Văn Hùng (xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối) giờ đây đã hoàn toàn yên tâm làm giàu với cây bưởi. Khu vườn gần 5.000 m2 của gia đình ông hiện đang trồng hai giống bưởi đỏ và bưởi da xanh.

Đây cũng là hai giống bưởi được Trung tâm Giống cây trồng tỉnh lựa chọn để thực hiện đề tài khoa học “Bình tuyển công nhận cây đầu dòng giống bưởi đặc sản (bưởi đỏ, bưởi da xanh) tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, nhân giống để mở rộng sản xuất”.

Chương trình nhằm bình tuyển, đề nghị công nhận cây đầu dòng giống bưởi đỏ, bưởi da xanh và tổ chức nhân giống phục vụ cho sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng bưởi tại huyện Tân Lạc nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Về nguồn gốc hai giống bưởi trồng tại gia đình ông Trần Văn Hùng, cây bưởi đỏ được chiết từ vườn bưởi đỏ tại xã Khánh Thượng (Ba Vì, Hà Nội), trồng năm 2004; cây bưởi da xanh được lấy giống tại tỉnh Bình Dương, trồng năm 2006. Có tổng số 140 cây bưởi được trồng và theo dõi, đánh giá trong phạm vi thực hiện đề tài khoa học trên, gồm 110 cây bưởi đỏ và 30 cây bưởi da xanh.

Qua quá trình theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất, chất lượng của vườn bưởi, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã lựa chọn được 7 cây bưởi đỏ, 5 cây bưởi da xanh có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, đồng thời cho năng suất, chất lượng ổn định hơn các cây khác trong vườn, đề nghị Hội đồng bình tuyển công nhận cây đầu dòng giống bưởi đỏ, bưởi da xanh.

Sau khi xem xét, đánh giá, Hội đồng đã thống nhất lựa chọn 3 cây bưởi đỏ mang ký hiệu BĐ4, BĐ5, BĐ6 là cây đầu dòng giống bưởi đỏ, lựa chọn 3 cây bưởi da xanh mang ký hiệu BDX2, BDX3, BDX5 là cây đầu dòng giống bưởi da xanh.

Sau khi được Sở NN&PTNT công nhận là cây đầu dòng, đây sẽ là nguồn giống chất lượng cao phục vụ cho bảo tồn và nhân giống cung cấp cho sản xuất, góp phần quan trọng đảm bảo chất lượng giống để phát triển mạnh cây bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Tân Lạc nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Trên thực tế từ trước đến nay, khâu sản xuất và cung ứng giống bưởi trên địa bàn huyện Tân Lạc chưa được kiểm soát, sản xuất và phân phối giống hoàn toàn do các hộ có bưởi trồng từ những năm trước tự nhân giống rồi bán cho các hộ dân trồng sau, hầu hết nhân giống theo phương pháp chiết cành nên chất lượng giống không đảm bảo, một số hộ mua giống từ các địa phương khác nhưng cũng chưa qua kiểm tra chất lượng.

Nhìn nhận rõ những bất cập trong sản xuất và cung ứng giống, UBND huyện khi xây dựng đề án “Phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh huyện Tân Lạc giai đoạn 2013 - 2020” đã xác định một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là giải pháp về giống.

Theo đó, xác định cần đảm bảo tiêu chuẩn giống tốt từ việc lựa chọn cây đầu dòng, ưu tiên nhân giống bằng phương pháp ghép để đảm bảo cả số lượng lẫn chất lượng giống. Làm được điều này, huyện Tân Lạc sẽ phát triển mạnh sản xuất cây bưởi đỏ và bưởi da xanh, tạo động lực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Lót Bạt Trên Vùng Cát Ven Biển Quảng Nam Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Lót Bạt Trên Vùng Cát Ven Biển

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố ven biển tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong nuôi tôm lót bạt trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Nam.

21/11/2013
Mùa Cá Ra Mùa Cá Ra

Hàng năm, từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về mang theo lượng phù sa màu mỡ và lượng thủy sản rất lớn ban tặng cho người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

21/11/2013
Thành Phố Trên Sông Thành Phố Trên Sông

Đài đưa tin áp thấp nhiệt đới ngoài khơi biển Đông cũng là lúc cuộc hẹn về làng nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) làm phóng sự đến giờ xuất phát. Gió thổi ù cả tai. Cái mùi tanh tanh của rong, của đất bùn và không gian im ắng khu vực cửa sông cho tôi biết mình đã bỏ lại sau lưng thành phố biển đang rất nhộn nhịp vào thời điểm 3 giờ chiều.

21/11/2013
Hiệu Quả Của Việc Nuôi Tôm Công Nghiệp, Đầu Tư Bài Bản, Đảm Bảo Yếu Tố Môi Trường Hiệu Quả Của Việc Nuôi Tôm Công Nghiệp, Đầu Tư Bài Bản, Đảm Bảo Yếu Tố Môi Trường

Trong khi phần lớn các ao nuôi truyền thống đang bị bỏ hoang, nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hình thức lót bạt ở huyện Vạn Ninh lại cho thu nhập rất cao. Thời điểm này, địa phương đang thu hoạch rộ tôm chân trắng được nuôi theo hình thức này. Nhiều hộ nuôi cũng có thu nhập cao nhờ đầu tư bài bản, chú trọng đến yếu tố môi trường .

21/11/2013
Hướng Phát Triển Mới Cho Đàn Heo Ở Châu Thành (Đồng Tháp) Hướng Phát Triển Mới Cho Đàn Heo Ở Châu Thành (Đồng Tháp)

Trong lúc người chăn nuôi heo đang loay hoay với bài toán thị trường thì việc liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo Phú Bình với Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) giúp người nuôi an tâm phát triển đàn heo.

21/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.