Thâm canh cây lúa và đa dạng hóa sản phẩm
Đầy đủ điều kiện phát triển
Phát biểu tại diễn đàn, ông Phan Huy Thông - Giám đốc TTKNQG khẳng định: Các yếu tố cần và đủ để phát triển và mở rộng lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa đã hội tụ trong bối cảnh hiện nay.
Theo đó, việc mở rộng thị trường, nâng cao năng suất, đảm bảo thu nhập, duy trì cuộc sống ổn định cho nông dân được chú trọng, quan tâm hơn. Thực tế, vùng biên giới phía Bắc (như Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên) đã có những tỉnh đi đầu trong xác định mục tiêu, tổ chức theo hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo với việc đồng bộ hóa các nội dung về kỹ thuật, thu mua cũng như xây dựng thương hiệu gạo đặc sản địa phương thành công.
Người dân thu hoạch lúa tại Bát Xát, Lào Cai.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, hiện nay Bộ NNPTNT và các địa phương đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, do vậy việc phát triển giống lúa chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị của mặt hàng lúa gạo, đồng thời làm tăng thu nhập cho người dân đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ gạo có chất lượng cao ngày càng tăng, đặc biệt đối với khu vực thành thị, người có thu nhập cao, khách du lịch đến từ các nước, các thị trường ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Cùng với đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới được ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế; một số địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung...
Phải liên kết sản xuất
Theo lãnh đạo TTKNQG và các ý kiến tại diễn đàn, hướng vào việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo hàng hóa. Hiện nay tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành lúa gạo nói riêng là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập của người trồng lúa và phát triển bền vững.
Các ý kiến tại diễn đàn đồng tình rằng, để thực hiện chủ trương của Chính phủ, cần phải chuyển sản xuất lúa sang hướng thâm canh bền vững để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả nhưng không làm tổn hại đến môi trường. Biện pháp trung tâm của thâm canh bền vững theo phương châm “giảm và tăng”, trong đó đối với thâm canh lúa: Giảm lượng hạt giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, nước và lao động; tăng năng suất, chất lượng, giá trị dinh dưỡng, hiệu quả và thu nhập cho nông dân.
Những mục tiêu khác cần hướng đến của sản xuất lúa gạo là cần đa dạng hoá các sản phẩm từ lúa gạo. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa (cơ giới hoá khâu sản xuất và thu hoạch, bảo quản, chế biến); thực hiện cánh đồng mẫu lớn; đẩy mạnh liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp) để tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời, thực hiện bảo hiểm cho cây lúa...
Nông dân Trần Thị Ngần (thôn Đồng Căm, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, Lào Cai) kiến nghị: Các ngành, cơ quan chức năng cần tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình phục tráng, bảo tồn các giống lúa bản địa có chất lượng cao.
Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân để vận dụng phát triển sản xuất lúa chất lượng, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, làm giàu cho đồng bào vùng cao.
Related news
Hơn 1 tháng qua, hàng loạt nông sản đang có giá cao đột nhiên giảm mạnh. Cụ thể, trong tháng 4, dừa khô liên tục được thương lái đẩy giá lên cao và đạt mức ngất ngưỡng 110.000 - 120.000 đồng/chục (tùy theo chục 12 hay 14 trái và tùy từng vùng). Nhưng từ tháng 5 đến nay, giá dừa “đảo chiều” nhanh chóng trong sự bất ngờ của nông dân và thương lái.
Tính đến hết tháng 4-2014, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đạt hơn 546 triệu USD, tăng 2% so cùng kỳ. Điểm nổi bật là xuất sang các thị trường như: Brazil tăng 36,7%, Mexico tăng 13%, các nước Asean tăng 11%, thị trường Trung Quốc tăng 25%... Tuy nhiên, 2 thị trường lớn là EU và Hoa Kỳ lần lượt giảm 10% và 8,7% so cùng kỳ.
Những năm gần đây, nhiều gia đình ở vùng biển Tây đã chuyển sang nuôi cá bớp và cá bống trong lồng bè trên biển. Sự xuất hiện sinh vật lạ thời gian qua đã làm cho nhiều bè cá bị thiệt hại nặng. Đáng lo hơn nữa là mặc dù đã được các nhà khoa học lấy mẫu đi nghiên cứu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa biết kết quả loài sinh vật lạ gây hại đó là gì.
Với phương châm lấy công làm lời, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (Cà Mau), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Chính quyền địa phương xem đây là mô hình xoá nghèo mới ở đây.
Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.