Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Chuối Giúp Xoá Nghèo Bền Vững

Cây Chuối Giúp Xoá Nghèo Bền Vững
Ngày đăng: 17/02/2014

Những năm gần đây, cây chuối đã khẳng định giá trị kinh tế khi mức thu nhập hiện nay của những hộ trồng chuối đạt từ 30-50 triệu đồng mỗi năm. Nhiều hộ nhờ trồng chuối mà thoát nghèo, có cuộc sống no đủ.

Cây chuối hiện đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nông dân trong huyện U Minh (Cà Mau). Chính vì thế, diện tích trồng chuối cũng tăng lên, nhất là ở các ấp trên các lâm phần rừng tràm, nông dân đã tận dụng đất trống của khuôn hộ để trồng chuối.

Ông Phạm Chí Nhẫn, ấp 14, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Mấy năm nay nhờ trồng chuối mà gia đình tôi có dư và nuôi được đứa con học cao đẳng”. Hiện tại, ông Nhẫn có 1.200 m bờ bao trồng chuối (tương đương 0,7 ha) đang ở thời kỳ phát triển tốt.

Ông Nhẫn cho biết, giá chuối hiện tại đang ở mức cao, người trồng chuối rất phấn khởi. Vườn chuối nhà ông Nhẫn mỗi tháng thu hoạch 2 lần, mỗi lần từ 1,2-1,5 triệu đồng. Bắp chuối cũng có giá 4.000 đồng/bắp. Bình quân mỗi tháng ông Nhẫn thu nhập khoảng 4 triệu đồng từ buồng và bắp chuối.

Ông Nguyễn Thành Hiệp, hội viên cựu chiến binh ở ấp 12, xã Khánh Thuận có tới 3.000 m2 đất (khoảng 1,8 ha) bờ bao trồng chuối, mỗi năm mang về thu nhập 70 triệu đồng. Tuy vườn chuối nhà ông Hiệp đã giảm rất nhiều do già cỗi, nhưng mỗi tháng thu nhập từ 4,5 triệu đồng trở lên, riêng tiền bán bắp chuối cũng không dưới 1,5 triệu đồng/tháng.

Nhờ trồng chuối mà nhiều hộ từ nghèo khó nay đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Út ở ấp 14, xã Nguyễn Phích. Trước đây nhà ông Út đông miệng ăn lại có người trong gia đình bị bệnh tật nên rất nghèo. Khi chuối có giá, ông Út chăm sóc lại vườn chuối và có thu nhập ổn định khoảng 2 triệu đồng/tháng. Nguồn thu này rất ổn định từ vài năm nay nên hộ ông Út đã thoát nghèo và tích luỹ được vốn sản xuất.

Ông Trần Việt Hồng, Bí thư Chi bộ ấp 14, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Thực hiện Nghị quyết 07 của Huyện uỷ U Minh về phát động phong trào tận dụng đất trống để trồng hoa màu, cây ăn trái và các loại cây khác, diện tích trồng chuối trong ấp đã tăng đáng kể. Hiện đa số hộ dân trong ấp đều trồng chuối. Hộ trồng nhiều thì thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng. Hộ trồng ít thì cũng đủ chi phí cho sinh hoạt gia đình hằng ngày”.

Theo ông Phạm Chí Nhẫn, những bờ xáng cao ráo của khuôn hộ rất phù hợp để cây chuối phát triển. Chuối rất dễ trồng và nhanh cho thu hoạch, chỉ khoảng 8 tháng sau khi trồng thì cây chuối bắt đầu trổ buồng và vài tháng sau đã thu hoạch lứa chuối đầu tiên. Vốn đầu tư cho trồng chuối cũng ít, chủ yếu là tiền thuê mướn đắp bờ. Tất cả các hộ dân ở các ấp mới trên lâm phần đều thực hiện được mô hình này.

Các bờ bao đất rừng trên lâm phần U Minh Hạ rất thích hợp cho cây chuối phát triển. Nếu hàng ngàn hộ dân đang sinh sống ở đây tận dụng đất bờ đê bao, đất bờ kinh thuỷ lợi trên phần đất của mình nhận khoán để trồng chuối thì sẽ có nguồn thu ổn định hằng năm. Bờ chuối không những mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện môi trường mà còn là đường băng xanh cản lửa phòng, chống cháy rừng mùa khô.

Với đầu ra ổn định như hiện nay, lợi thế và tiềm năng kinh tế cây chuối ở huyện U Minh sẽ góp phần đáng kể vào công tác xoá nghèo, cải thiện đời sống nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Mỗi Xã, Phường Ở TP Hà Tĩnh Cần Xây Dựng 1 Mô Hình Kinh Tế Lớn Mỗi Xã, Phường Ở TP Hà Tĩnh Cần Xây Dựng 1 Mô Hình Kinh Tế Lớn

Sáng nay (8/3), Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Võ Kim Cự đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở xã Thạch Đồng (TP Hà Tĩnh) và làm việc với cán bộ cốt cán các xã, phường có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

08/03/2014
Biên Hòa Đã Có 126 Hộ Nuôi Cá Bè Di Dời Theo Quy Họach Biên Hòa Đã Có 126 Hộ Nuôi Cá Bè Di Dời Theo Quy Họach

Theo báo cáo của Phòng kinh tế TP.Biên Hòa, đến nay đã có 126/247 hộ chăn nuôi cá bè tại các phường: An Bình, Tam Hiệp, Tân Mai, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa đồng thuận thực hiện di dời các bè cá theo quy hoạch của UBND thành phố.

08/03/2014
“Ba Không” Trong Phòng Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi “Ba Không” Trong Phòng Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi, việc phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường vùng nuôi là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Trong đó, thực hiện "ba không" (không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra môi trường) là giải pháp tốt nhất mà người nuôi tôm cần tuân thủ.

08/03/2014
Aonori Aquafarms Và Phương Pháp Nuôi Tôm Mới Aonori Aquafarms Và Phương Pháp Nuôi Tôm Mới

Trong suốt 15 năm, ông Armando A.León mơ ước có một phương pháp nuôi tôm mới, thật sự thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất thấp hơn và năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi tôm bán thâm canh truyền thống.

08/03/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

08/03/2014