Thái Lan Xuất Khẩu Tôm 8 Tháng Đầu Năm Giảm 32%

Cùng với dự báo XK tôm của Thái Lan khó có thể phục hồi trước QII/2015 do tác động của EMS (Hội chứng tôm chết sớm), kim ngạch XK của Thái Lan trong tám 8tháng đầu năm 2014 đã giảm trên tất cả các thị trường.
Trong 8 tháng đầu năm nay, Thái Lan XK 89.462 tấn tôm đông lạnh, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị giảm 17% xuống 1,16 tỷ USD.
Các thị trường chính vẫn là Mỹ với 35.000 tấn, giảm 23,9%, với giá trị là 454 triệu USD, giảm 5,6%.
XK sang EU đạt 11.034 tấn, giảm 39,5%, với giá trị là 156 triệu USD, giảm 38,5%. Việc mất ưu đãi thuế quan GSP đối với tôm hấp đã làm sản phẩm Thái Lan mất lợi thế cạnh tranh và làm giá tôm tăng lên. Thái Lan hiện nay đã bắt đầu đàm phán hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu.
XK sang Nhật Bản đạt 23.670 tấn, giảm 38,2%, với giá trị là 283 triệu USD, giảm 30,5%.
XK tôm khó có thể tốt hơn cho đến khi quý II năm tới bởi Thái Lan vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn EMS.
"Nhìn chung, XK tôm vẫn còn trong tình trạng xấu và dự kiến sẽ tiếp tục cho đến năm sau”, Poj Aramwattananont, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.

Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.

Nhờ chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nên những năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng, ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng), đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, bình quân gia đình bà Lưỡng có thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.