Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Quang nhiều diện tích lúa Mùa bị hạn

Bắc Quang nhiều diện tích lúa Mùa bị hạn
Ngày đăng: 13/07/2015

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện, kế hoạch gieo cấy lúa vụ Mùa toàn huyện 4.900 ha. Đến nay, khung thời vụ của cây lúa đang vào giai đoạn cuối của lịch thời vụ nhưng toàn huyện mới cấy được 3.185,7 ha, đạt trên 65% kế hoạch, trong đó có 168,5 ha đã cấy hiện đang bị hạn.

Diện tích xác định không có nước cấy 736,2 ha. Để khắc phục, UBND huyện Bắc Quang đang triển khai các biện pháp cấp bách đối phó với hạn hán, đảm bảo sản xuất vụ Mùa. Huyện tiến hành lắp đặt trạm bơm dã chiến, các phương tiện lấy nước để chủ động vận hành, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước tới mặt ruộng, tận dụng mọi nguồn nước phục vụ sản xuất. Những diện tích ở vùng không chủ động nước, không có khả năng gieo cấy, huyện đã vận động bà con chuyển sang các cây trồng khác trong khung thời vụ…


Có thể bạn quan tâm

Phú An xây dựng nông thôn mới Phú An xây dựng nông thôn mới

Biết phát huy lợi thế của địa phương, cộng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Phú An, huyện Châu Thành, đạt được nhiều kết quả khả quan và con đường cách đích NTM không còn xa.

02/07/2015
Bấp bênh nghề muối... Bấp bênh nghề muối...

Giá cả không ổn định, diện tích sản xuất bị thu hẹp khiến nhiều diêm dân ở các làng muối Tam Hòa, Tam Hiệp (Núi Thành) lo lắng.

02/07/2015
Nhiều tàu câu mực đạt doanh thu hàng tỷ đồng/chuyến biển Nhiều tàu câu mực đạt doanh thu hàng tỷ đồng/chuyến biển

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

02/07/2015
Cần nhân rộng mô hình nuôi dê nhốt chuồng Cần nhân rộng mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

02/07/2015
Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh

Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.

02/07/2015