Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long
Sau đợt hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long do Bộ Nông nghiệp & PTNT phát động từ ngày 25/11/2014. Tiếp đó, UBND tỉnh phát động và thực hiện đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long đến 30/3/2015.
Nhờ vậy, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu giảm rõ rệt, trong tháng 9/2014, diện tích thanh long nhiễm đốm nâu là 12.870 ha thì đến ngày 11/5/2015, diện tích nhiễm nặng và trung bình không còn, diện tích nhiễm nhẹ 308,2 ha. Tuy nhiên, bước vào mùa mưa năm 2015, diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng nhanh chóng, đến tháng 6/2015, đã có 2.582 ha bị nhiễm, chủ yếu mức độ nhẹ và trung bình, tập trung ở Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, La Gi, Bắc Bình...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT đã nghe một số ý kiến của các hộ nông dân, các nhà khoa học về quá trình bùng phát dịch bệnh đốm nâu, những khó khăn trong quá trình triển khai... Ông Lê Quốc Doanh đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực của địa phương trong quá trình phòng chống, đối phó dịch bệnh, về hướng tới đề nghị cần phải kiên trì, đối phó bằng nhiều biện pháp tổng hợp, lâu dài. Đặc biệt, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền đến nông dân về quy trình phòng chống đốm nâu, nâng cao nhận thức của bà con trong phòng chống bệnh. Ông Lê Quốc Doanh chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật chủ trì, cùng các viện tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình phòng chống bệnh đốm nâu theo hướng đảm bảo hiệu quả, dễ thực hiện...
Có thể bạn quan tâm
Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.
Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.
Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.
Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.
Thời điểm này, hơn 4 nghìn ha vải thiều sớm tập trung ở Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế (Bắc Giang) chuẩn bị cho thu hoạch.