Thái Lan Có Thể Trở Lại Vị Trí Nước Xuất Khẩu Gạo Số 1 Thế Giới

Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chookiat Ophaswongse khẳng định Thái Lan năm nay có thể trở lại vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Tờ "Liên hợp Buổi sáng" (Singapore) ngày 6/10 đưa tin Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chookiat Ophaswongse mới đây cho biết tính đến ngày 2/9, Thái Lan đã xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, cao hơn lượng xuất khẩu của cả năm 2013.
Ông Ophaswongse khẳng định Thái Lan năm nay có thể trở lại vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Chuyên gia kinh tế cao cấp này, thuộc Hội đồng ngũ cốc quốc tế có trụ sở ở London (Anh), nhận định rằng Thái Lan năm nay có khả năng sẽ soán ngôi đầu của Ấn Độ, bởi Thái Lan đã từng bước giành lại thị trường các nước châu Phi, trong đó có Nigeria, Côte d'Ivoire và Ghana.
Ông cho rằng sang năm 2015, Thái Lan lại càng có thể dễ dàng giữ vững vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa năm 2014 đến nay, nhiều loại rau hàng hóa trên thị trường rơi vào cảnh “rớt giá”, có thời điểm, giá rau rẻ như cho. Thực trạng đó đang đặt ra bài toán cho các cấp ngành quản lý, các doanh nghiệp và người trồng rau trong quy hoạch, trồng cũng như bảo quản, chế biến rau sạch.

Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đang cần tiền mua phân bón, chi phí bơm tưới cho cà phê, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cúc ở làng Plei Kép, thành phố Pleiku vẫn cố giữ 7 tấn cà phê nhân, chờ giá lên.

Cụ thể nếu như trước tết, giá gà lông trắng nuôi công nghiệp dao động từ 38-40 nghìn đồng/kg thì hiện đã tụt xuống chỉ còn 31-32 nghìn đồng/kg; giá gà lông màu trước tết xoay quanh 60 nghìn đồng/kg hiện giảm còn 52-53 nghìn đồng/kg; giá trứng gà công nghiệp theo đó cũng giảm mạnh từ 1.800 - 1.900 đồng/quả xuống chỉ còn 1.400 đồng/quả.

Đêm khai mạc có chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột – Hội tụ tinh hoa đại ngàn” được chia làm 3 chương (chương 1: Hào khí Tây Nguyên; chương 2: Hương sắc cà phê Ban Mê; chương 3: Ra khơi). Đêm bế mạc có chủ đề Vọng mãi cà phê Buôn Ma Thuột cũng được chia làm 3 chương (chương 1: Buôn Ma Thuột – Miền đất huyền thoại; chương 2: Âm vang mùa xuân; chương 3: Cà phê Buôn Ma Thuột- Thương hiệu toàn cầu).

Dự án trên được thực hiện tối đa trong 3 năm (2015-2018) với tổng kinh phí là 8,8 triệu euro. Trong đó, vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức là 4,4 triệu euro; vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Úc là 3,6 triệu euro; vốn đối ứng của phía Việt Nam 0,8 triệu euro.