Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoài Niệm Mùa Lúa Rẫy

Hoài Niệm Mùa Lúa Rẫy
Ngày đăng: 29/05/2014

Những ngày này trên các triền đồi thoai thoải của vùng đất Kon Pne (huyện Kbang- Gia Lai), những đám lúa rẫy đã vàng ươm. Mùa thu hoạch lúa rẫy về cũng là mùa lễ hội nên cả thung lũng Kon Pne đang được ướp bằng hương lúa mới và hương rượu cần ngọt thơm…

Lúa rẫy - linh hồn của cha ông

Khi buổi sáng Kon Pne còn đẫm sương, già Đinh Anhai ở làng Kon Ktonh (thôn 2) dẫn tôi và anh Đinh Ahun- Chủ tịch Hội Nông dân xã băng qua con suối Đăk Pne trong veo để đến đám lúa rẫy đến kỳ thu hoạch. Lúa rẫy của già Anhai không nhiều, chỉ một đám nhỏ nhưng già bảo: “Thế là đủ”.

Cũng theo già thì với bao thế hệ người Ba Na, từng hạt lúa rẫy và từng thân lúa rẫy chính là nơi nương náu của linh hồn cha ông, của tổ tiên mà con cháu đời đời không bao giờ được quên lãng. Cứ mỗi tháng 4 về, nhà nào không tỉa được lúa rẫy, dù chỉ một khoảnh nhỏ thì sẽ bị cha ông trách phạt. Những thủ tục như cúng tỉa hay ăn lúa mới nay cũng được bà con đổi mới nhiều, không còn cầu kỳ và mất thời gian như trước nữa.

Già Anhai đã trải qua 62 mùa lúa kể rằng: Cách đây chỉ chừng chục năm, mỗi lần làng cúng tỉa lúa hay ăn lúa mới là phải mổ heo, mổ gà rồi tập trung uống rượu ở nhà rông ròng rã cả tuần mới lên rẫy nhưng nay chỉ cần mổ gà, uống rượu một ngày là được lên rẫy. Lễ cúng lúa mới thì thường diễn ra vào cuối tháng 10 âm lịch. Mỗi nhà sẽ chọn ra những bông lúa chín nhất, đẹp nhất tuốt về, rang lên rồi bỏ vào cối giã thành bột.

Một con dúi cũng được chọn để nướng lên, cắt ra từng miếng nhỏ rồi cả làng đem tất cả lên nhà rông cúng Yang. Sau đó, dân làng quây quần bên nhau lấy thịt dúi chấm với bột lúa mới ăn ngon lành. Đặc biệt, rẫy lúa là nơi để bà con trồng xen hạt Cao, một loại hạt dùng để làm rượu cần ngon số một của đồng bào Ba Na.

Đám lúa rẫy cũng là nơi để những chàng trai đi bẫy chim, bẫy chuột. Già Anhai khoe rằng dù mắt không còn tinh lanh, chân không còn được khỏe nhưng mùa này già cũng bẫy được 50 con chuột và trên dưới 20 chú chim rừng.

Tuốt lúa rẫy…

Một điều vô cùng đặc biệt của đồng bào Ba Na khi thu hoạch lúa rẫy là họ sẽ dùng tay tuốt từng bông lúa bỏ vào gùi chứ tuyệt nhiên không dùng dao hay liềm để cắt lúa. Đó là một việc làm bất biến cho dù họ biết sẽ mất rất nhiều thời gian.

Già Anhai vừa hướng dẫn cho tôi cách tuốt lúa vừa nói: “Lúa rẫy phải dùng tay tuốt vì nếu dùng dao hay liềm cắt rồi về mới đập lấy hạt thì sẽ làm đau thân lúa, đau hạt lúa, linh hồn của cha ông cũng sẽ bị đau nên mùa sau sẽ không còn cho hạt nữa”. Việc dùng tay tuốt lúa sẽ làm rơi vãi hạt nhưng già Anhai bảo những hạt lúa ấy là đồng bào trả ơn cho đất vì đã có công nuôi dưỡng. Lúa rẫy sau khi gieo xuống sẽ không được chăm bón, bà con để mặc cho đất cho trời vì họ tin rằng đã có tổ tiên coi sóc.

Một điều vô cùng đặc biệt của đồng bào Ba Na khi thu hoạch lúa rẫy là họ sẽ dùng tay tuốt từng bông lúa bỏ vào gùi chứ tuyệt nhiên không dùng dao hay liềm để cắt lúa.

Anh Đinh Ahun đi theo già Anhai và cũng thành thạo tuốt từng bông lúa bỏ vào gùi. Dù còn khá trẻ nhưng anh bảo đã theo bố mẹ tuốt lúa rẫy từ năm mới lên 10 nên bây giờ với anh đây là một việc quá dễ dàng và nó làm anh thích thú.

Anh Đinh Ahun vừa thoăn thoắt tuốt từng bông lúa vừa nói: “Đồng bào mình nay nhà nào cũng trồng một vài sào lúa rẫy nhưng không còn ai phá rừng vì mỗi nhà đều đã có sẵn 2 - 3 đám nên giờ cứ luân canh trên đất có sẵn”. Là lớp con cháu, lại là cán bộ xã hẳn hoi nên anh Đinh Ahun rất hiểu từng thế hệ cha ông.

Anh không bao giờ phê phán việc trồng lúa rẫy, việc tuốt lúa bằng tay của đồng bào vì anh hiểu đó là tâm linh và cũng là nét văn hóa của dân tộc mình. Anh chỉ đi tuyên truyền bà con không được phá rừng làm rẫy, không nên du canh du cư… và bà con nơi đây đã biết làm theo lời cán bộ.

Sau khi đã tuốt hết lúa rẫy, đồng bào sẽ thu hoạch luôn hạt Cao để về ủ những ghè rượu cần thơm nồng chuẩn bị đón một năm mới sung túc hơn và thung lũng Kon Pne cứ thế nồng nàn hương mới…


Có thể bạn quan tâm

Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.

17/06/2015
Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế

Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.

17/06/2015
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.

17/06/2015
Trồng rừng thân thiện với môi trường Trồng rừng thân thiện với môi trường

Nhận thấy việc trồng keo “ăn xổi” (chưa đến tuổi đã thu hoạch) đã để lại hệ lụy về môi trường nghiêm trọng, nhiều năm qua, Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ba Tơ đã hướng đến việc trồng rừng thân thiện với môi trường.

17/06/2015
Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn

Rệp sáp bột hồng hại sắn là đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên địa bàn Quảng Trị lần đầu tiên tại Hướng Hóa vào tháng 8/2013 với diện tích 5 ha. Từ đó đến hết năm 2014, do chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên dịch này đã lây lan sang các vùng trồng sắn trên toàn tỉnh với diện tích 440 ha trên giống KM94.

17/06/2015