Thạch Rươl Giỏi Làm Ăn

Nông dân Thạch Rươl ngụ ấp 5, xã Vĩnh Trung (Vị Thủy, Hậu Giang) nổi tiếng gần xa là người vừa có chí làm ăn lại vừa là người dễ mến.
Cũng nhờ vậy mà ông Rươl được đồng bào Khmer trong ấp tin cậy, có việc khó khăn là nhờ ông giúp đỡ… Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà rộng rãi và thoáng mát, ông Rươl bộc bạch: Ngày trước, gia đình ông cũng như phần lớn bà con ở đây còn khó khăn, làm đủ ăn là mừng.
Năm 2010, ông Rươl đã mạnh dạn vay tiền đầu tư xây 1 lò sấy lúa, không ngờ ngay vụ lúa đầu tiên đã mang lại hiệu quả cao, khách hàng đến sấy lúa rất nhiều, không chỉ bà con ở trong vùng mà các vùng lân cận đã đem lúa về lò của ông để sấy.
Ông Rươl kể: “Trước khi làm tui cũng đắn đo và đi xem ở nhiều nơi lắm, rồi tui quyết tâm vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tui nghĩ có làm, có sai rồi mới có thành công được”. Ban đầu ông đầu tư xây 1 lò sấy với công suất 10 tấn, về sau ông mạnh dạn đầu tư thêm 1 lò sấy nữa với công suất 20 tấn. “Việc xây thêm lò sấy vừa để đáp ứng nhu cầu của bà con vừa giúp gia đình tui có thêm thu nhập từ việc mua lúa và đem sấy, rồi bán cho thương lái” - ông Rươl bộc bạch.
Hiện tại gia đình ông có 5ha trồng lúa, mỗi năm làm 3 vụ, ông Rươl cho hay: “Mỗi năm từ canh tác lúa gia đình tui cũng lãi được gần 200 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm, thu lãi từ canh tác lúa và làm lò sấy lúa cũng đạt khoảng 500 triệu đồng. Thu nhập gia đình tui nói chung là ổn định, con cái cũng được học hành đến nơi đến chốn, vợ chồng tui mừng lắm”.
Ngoài công việc đồng áng, rồi bận rộn với 2 lò sấy lúa là vậy, mà ông Rươl còn nằm trong ban quản trị chùa Khêmarappaphe (người dân hay gọi là chùa 14 ngàn). Ông Rươl kể: “Ở gần chùa cũng có mấy đứa thanh niên nó hay rong chơi rồi không có nghề nghiệp, tui cũng hay khuyên răn. Với tuổi trẻ mình phải uốn nắn từ từ, và phải có sự kề cận thân thiết thì mình nói lẽ phải họ mới nghe”.
Ông Lê Hoàng Nhân – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trung chia sẻ: “Ông Thạch Rươl là một nông dân dân tộc Khmer tiêu biểu, là hộ có đầu tư phát triển kinh tế ổn định và giải quyết việc làm cho khoảng 25 lao động tại địa phương. Đối với xóm làng, ông lúc nào cũng là một người được mọi người thương mến”.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, năm 2011, 2012, Trung tâm KNKN cũng đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống bớp thương phẩm trong ao đất tại phường Đức Ninh Đông (Đồng Hới) và xã Hạ Trạch (Bố Trạch) mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Dự án hiện còn rất nhiều nội dung cần nghiên cứu, khảo nghiệm, tiếp tục tiến hành trong thời gian tới. Tuy nhiên, những thành công bước đầu trong việc ương, nuôi cá chình hứa hẹn mở ra triển vọng cho nghề nuôi cá chình trên địa bàn cả nước.

Tại chợ thị trấn An Châu (Châu Thành - An Giang), bạn hàng bán nhiều cá lau kiếng do ngư dân đánh bắt. Hiện, loại cá này có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg được nhiều người dân tiêu thụ trong chế biến các món ăn. Theo các ngư dân, năm nay, loại cá này xuất hiện khá nhiều, nhất là tại các chà chất trên sông, rạch.

Hiện nay, nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang thu hoạch cá rô đầu vuông, giá bán cho thương lái 29.000 đồng/kg, tăng 6.000-7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm rồi. Với mức giá trên, người nuôi có thu nhập khoảng 700-800 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, số lượng hầm nuôi trong huyện không nhiều.

Cứ mỗi mùa se se gió bấc, khi những cây me chua đất và những nương trồng ném (còn được gọi là hành tăm) đã lên xanh tốt, thì cũng là lúc vào mùa cá cháo (hay còn gọi là cá khoai). Vụ cá cháo năm nay được mùa, những chiếc thuyền nan đầy ắp cá cập bờ, mang lại niềm vui cho nhiều ngư dân vùng bãi ngang Quảng Trị.