Thạc Sĩ Làm Giàu Từ Trồng Nấm

Bỏ ngoài tai lời khuyên can của gia đình, thạc sĩ Văn Tiến Hựu (ở 118 An Dương Vương, TP.Huế) chuyển sang trồng nấm, dù đã có 7 năm làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Anh Hựu cho biết: “Tôi học Đại học Nông lâm Huế, ra trường làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chờ đến tháng lãnh lương mới có tiền phụ giúp gia đình. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết làm giàu từ nấm”.
Năm 2013, anh lập trang trại và lên kế hoạch trồng nấm bằng nguồn vốn tự thân và vay mượn của người thân tổng cộng được 200 triệu đồng. Anh mạnh dạn thuê đất Hợp tác xã Thủy Dương, mở rộng khu nhà trồng nấm, đầu tư hệ thống lò hấp. Khu nhà xưởng gia đình được xây dựng kiên cố và rộng rãi ngay trên trục đường chính của xã Thủy Dương, thị xã Hương Thủy với diện tích nhà xưởng 500m2. Trên diện tích này, anh ươm trồng trên 7.000 bịch nấm, trong đó nấm sò trên 5.000 bịch, còn lại là nấm linh chi và mộc nhĩ. Mô hình trồng nấm của anh đã thành công.
Khi được hỏi về bí quyết trồng nấm, anh Hựu vui vẻ chia sẻ: “Trồng nấm rơm không khó nhưng đòi hỏi người trồng phải siêng năng, chịu khó từ khâu thu gom rơm rạ cho đến xử lý, tưới nước, chuẩn bị đất, phân liếp, chăm sóc... Hiện, mỗi ngày anh thu hoạch 35-40kg nấm sò, thu về 700.000 đồng. Còn mộc nhĩ, nấm linh chi mỗi ngày 2.000.000 đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh còn giải quyết cho 4 lao động ở địa phương có việc làm ổn định, với mức lương từ 2,2 – 2,5 triệu/người/tháng.
Theo anh Hựu, trồng nấm phải rất tỷ mỷ, kiên trì, biết quan sát các thời kỳ phát triển của nấm để có sự can thiệp kịp thời. Ngoài ra, việc quan sát để điều chỉnh độ ẩm cũng quan trọng không kém, việc thu hoạch quá sớm hay quá muộn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nấm.
Nhìn trại nấm của anh Hựu, chúng tôi thầm cảm phục ý chí, nghị lực của thạc sĩ trẻ không cam chịu đói nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

Tin từ Văn phòng UBND xã Vinh Hưng (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), do thời tiết nắng nóng, trong một tuần nay, khoảng 20 ha ao hồ trên địa bàn xuất hiện tình trạng tôm chết tấp vào bờ, tăng khoảng 50% diện tích so với 1 tuần trước đây.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn mới trồng ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và TX Sông Cầu. Trong đó, huyện Đồng Xuân gần 49ha, Sông Hinh 2ha, Tuy An 2ha và TX Sông Cầu 1ha, tỉ lệ hại từ 1 đến 70% cây.

Những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị, người dân quan tâm, chia sẻ với người nông dân về sản phẩm nông sản khó tiêu thụ. Tuy nhiên, sau những giải pháp tình thế, không ít sản phẩm nông sản vẫn đang trong vòng luẩn quẩn được mùa - rớt giá. Bởi vậy, vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để ổn định cuộc sống, làm giàu bền vững là điều đáng quan tâm của chính quyền và người dân các địa phương.

Hiện nay, do giá tiêu hạt trên thị trường luôn ở mức cao, nên nhiều hộ nông dân ở Dak Lak bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng ồ ạt chuyển sang trồng tiêu, đưa diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh tăng lên khá nhanh. Điều này đã khiến cây tiêu đứng trước nhiều nguy cơ về dịch bệnh nếu không có quy hoạch và liên kết bài bản.