Quan Trọng Nhất Là Giống Tốt
Vụ tôm năm nay nhiều nơi thắng lớn, kể cả vụ ba, tuy nhiên, niềm vui này không trọn vẹn, vì chỉ tôm thẻ chân trắng thắng, còn nuôi tôm sú lại tiếp tục thất bại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Tình, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Thực tế vụ nuôi tôm năm nay, tôm sú thất bại, trong khi tôm thẻ chân trắng đã thắng lớn. Theo ông, lý do vì sao?
Bà Đặng Thị Hồng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bình Đại, Bến Tre: Tổng diện tích nuôi tôm biển thâm canh và bán thâm canh quay vòng của huyện đến thời điểm này là 4.782 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng 1.888 ha. Đặc biệt, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng 1.335 ha. Đến nay, sản lượng nuôi thủy sản đã thu hoạch 23.394 tấn, trong đó tôm nuôi đạt 15.894 tấn, năng suất bình quân tôm sú thâm canh đạt 5,5 tấn/ha, tôm thẻ đạt 10 tấn/ha. Do giá tôm ổn định nên đa số các hộ nuôi đều có lãi, cá biệt nhiều hộ lãi trên 500 triệu đồng. Đặc biệt tôm thẻ chân trắng nuôi khá hiệu quả, thời gian nuôi ngắn chỉ từ 2 – 2,5 tháng, năng suất bình quân 10 tấn/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 15 - 17 tấn/ha/vụ. Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng: Ngành nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo “tôm sú vẫn là cái gốc”. Con tôm thẻ tuy hiệu quả nhưng về lâu về dài thì vấn đề đầu ra là một bài toán khó. |
Năm nay, con tôm thẻ chân trắng được mùa là do nhiều yếu tố, trong đó, nổi bật lên hai điểm. Thứ nhất là do năm nay hầu hết giống tôm thẻ đều là giống tốt, tôm bố mẹ sạch bệnh, khi tôm giống tốt sẽ quyết định thắng lợi đến trên 50%. Hơn nữa, vùng trong Nam nuôi tôm thẻ trúng cũng hơn, đặc biệt là những vùng nuôi tôm sú cũ chuyển sang (mọi năm ta quan điểm là tôm thẻ nuôi ở miền Trung tốt hơn). Thứ hai là năm nay thời tiết thay đổi thất thường, nhưng con tôm thẻ thể hiện khả năng chống chịu với môi trường tốt hơn, thích nghi với độ mặn tốt (từ 10-20‰). Hơn nữa, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng không phức tạp bằng nuôi tôm sú, đặc biệt là đối với những người đã nhiều năm nuôi tôm sú.
Vậy trong đó liệu còn nguyên do là nuôi tôm thẻ thời gian ngắn hơn nuôi tôm sú, nên mức độ rủi ro cũng thấp hơn không, thưa ông?
Cũng không hẳn thế, vì thời gian nuôi tôm thẻ và tôm sú chênh nhau chỉ khoảng 1-2 tháng. Đối với tôm thẻ, mặc dù thời gian ngắn hơn nhưng mức đầu tư lại lớn hơn. Do vậy, chỉ có những người có tiềm năng về kinh tế, nắm vững kỹ thuật mới dám đầu tư. Đương nhiên, năng suất tôm thẻ cũng rất cao, trung bình là từ 10-15 tấn/ha. Thêm nữa, mức độ nuôi tôm thẻ ít rủi ro hơn vì môi trường nuôi không khắc nghiệt như tôm sú, mật độ nuôi cao nhưng lại ít bệnh hơn.
Năm nay, cũng do thắng lợi lớn nên nhiều người đã tranh thủ thả tôm lấp vụ, theo ý kiến của ông có nên hay không và người dân nên lựa chọn tôm sú hay tôm thẻ?
Có thả tôm lấp vụ hay không cũng phụ thuộc vào từng vùng (vùng đó có làm đồng loạt hay chỉ một vài hộ), tuy nhiên, dù là tôm thẻ hay tôm sú cũng chỉ nên nuôi tối đa là 2 vụ/năm, bởi còn phải cho đất được nghỉ ngơi. Và đối với tôm thẻ chân trắng thì chỉ nuôi được thâm canh, còn tôm sú thì từ quảng canh đến quảng canh cải tiến. Nếu những người có vốn thấp thì nên lựa chọn thả tôm sú, vì chi phí đầu tư thấp hơn, nên rủi ro cũng thấp hơn.
Thả lấp vụ hay thả chính vụ quan trọng nhất vẫn là phải lựa chọn được giống tốt, có như vậy mới đảm bảo được thắng lợi, tránh đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể
Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Thanh Phương, ở ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh là một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng ở huyện Phước Long. Với diện tích 1,1 ha đất nông nghiệp, trước đây chỉ độc canh cây lúa, ông nhận thấy nếu chỉ độc canh cây lúa thì kinh tế gia đình khó được cải thiện.
Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.
Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.
Số tàu thuyền trên đã thực hiện 814 chuyến biển với nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương. Hiện Phú Yên đang xét duyệt để tiếp tục hỗ trợ 1.420 chuyến đánh bắt xa bờ của ngư dân.
Gần 47.000 ha nằm trong vùng diện tích phục vụ tưới, quản lý hơn 30 hồ và đập dâng, hệ thống công trình tưới tiêu và dân sinh do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý phủ rộng ở 5 huyện: Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Hương Khê. Vì thế, việc điều tiết nước gần như được công ty căn cơ đến từng li, đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đủ cung cấp kín diện tích tưới cho mùa vụ khó nhất trong năm nay…