Đường Giảm Giá, Nông Dân Trồng Mía Gặp Khó Khăn
Ông Lê Thành Phương ở xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, có 1ha đất trồng mía. Trước tết, ông đã bán được 5 công mía, sản lượng 12 tấn với giá 1.170 đồng/kg loại 10 chữ đường. Phần còn lại, ông để sau tết mới bán. Tuy nhiên, hiện giá mía thấp, thương lái giảm thu mua. Dù ông muốn bán cũng rất khó khăn.Ông Lê Thành Phương chia sẻ: “Khó khăn đầu tiên là do giá mía sụt, giá đường giảm, giá nhân công tăng cao khiến chi phí làm mía tăng cao. Nghe nói tình hình trên đài nói là đường nhập lậu nhiều, nhà mày đường cho biết sẽ còn chia nhiều lần nữa để giàm giá mua mía.”
Ông Đỗ Việt Thắng, một nông dân trồng mía ở xã An Thạnh Đông cũng có những lo lắng giống như ông Lê Thành Phương: “Bây giờ giá mua mía của nhà máy trước đây là 1.170 đồng/10 chữ đường. Hiện tại, giảm 50 đồng còn 1.120 đồng/ 10 chữ đường. Tới đây sẽ còn sụt nhiều lần nữa, giảm tới 100 đồng/ 10 chữ đường. Hiện tại thấy gặp nhiều khó khăn quá.”- Ông Thắng nói.
Là công ty thu mua mía ở Hậu Giang và Sóc Trăng, trước thông tin giảm giá mua mía của bà con, đại diện Công ty mía đường Phụng Hiệp cho biết, những ngày qua, lượng mía về nhà máy ùn ứ đã lên tới trên 10 ngàn tấn, nhưng công suất tối đa của nhà máy chỉ đạt 3.000 tấn mía/ngày. Trong khi lượng đường tồn kho của nhà máy lên tới 10 ngàn tấn, nhu cầu sử dụng đường trong nước giảm mạnh, doanh nghiệp vừa phải hạ giá mua nguyên liệu, vừa phải khất nợ tiền mía của nông dân.
Ông Phạm Quang Vinh, Phó TGĐ Cty Mía đường Phụng Hiêp, Hậu Giang cho biết: “Hiện nay do giá đường giảm liên tục nên việc tiêu thụ đường gặp rất nhiều khó khăn. Các nhà thương mại rất lo giá đường giảm nữa nên họ không mua nhiều dẫn tới áp lực cho nhà máy là tồn kho nhiều. Chính việc tồn kho nhiều thì bị áp lực lãi suất của ngân hàng. Đường càng khó bán thì nguồn vốn để thanh toán nguồn mía cho bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Hiện nay chúng tôi phải nợ tiền mía của bà con nông dân tới 5 ngày mới trả nổi.”
Theo các doanh nghiệp mía đường, giá đường trong nước buộc phải phụ thuộc vào giá bán đường nhập lậu. Đường lậu giảm giá, đường trong nước buộc phải giảm theo để có thể bán được hàng. Doanh nghiệp chế biến không bán được đường, kéo theo người trồng mía ôm đống mía không bán được cho ai. Năm nay, dư âm về những mùa mía thắng lợi nhưng mất giá lại ùa về với người dân trồng mía.
Có thể bạn quan tâm
Đang vào cao điểm thu hoạch sầu riêng nhưng những chủ vườn, thương lái đến mua sầu riêng ở huyện Krông Năng, Krông Pắk (Đắk Lắk) phải khóc ròng trước nạn côn đồ đến tận vườn để ép giá, thu tiền bảo kê, xin đểu, quậy phá...
Là người năng động, ham học hỏi, nông dân Nguyễn Quốc Thắng đã sang Nhật học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch. Hiện rau hữu cơ từ trang trại rộng 7 ha của anh giá cao gấp 4- 5 lần rau thông thường nhưng thị trường luôn khát hàng.
Khi TPP được ký kết, các nước có nền nông nghiệp mạnh, nhất là trong chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ, Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi Việt Nam. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất dễ bị các doanh nghiệp sản xuất bỏ rơi để quay sang nhập nguồn ngoại giá rẻ.
Gần đây dư luận đã phản ánh nhiều về việc Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn tỉnh đã vô hình gây nên tình trạng “ngăn sông cấm chợ” và có dấu hiệu bất thường trong định hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, làm ảnh hưởng xấu tới sản xuất, kinh doanh của người dân…
Các doanh nghiệp cho rằng việc Mỹ giảm thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam sẽ hầu như không có tác động đến tình hình xuất khẩu hiện tại.