Thả Rùa Biển Nặng Gần 5 Kg Về Biển Quy Nhơn (Bình Định)

Chiều tối 31.1, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã thả con rùa biển dài 50cm, ngang 30cm và cân nặng khoảng 5kg, do hai bà Nguyễn Thị Điền (55 tuổi) và Phan Thị Lâm (52 tuổi, cùng ở phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; hành nghề thu mua hải sản tại Cảng cá Quy Nhơn) bàn giao về vùng biển Quy Nhơn.
Theo bà Điền, con rùa biển trên vô tình dính vào lưới đánh bắt của ngư dân trên vùng biển Quy Nhơn và được bà mua lại với giá 500 ngàn đồng vào sáng cùng ngày.
Cũng theo bà Điền và một số người dân tại cảng cá Quy Nhơn, trong năm 2014, bà Điền và bà Lâm đã mua tổng cộng 20 con rùa biển. Đầu năm 2015 đến nay, hai bà cũng đã mua 6 con rùa biển dính vào lưới của ngư dân. Sau khi mua, bà Điền và bà Lân đều thuê người đem số rùa biển trên thả về biển.
TP Quy Nhơn hiện có hai bãi biển mà đồi mồi, rùa biển thường lên đẻ trứng là Hải Giang (xã Nhơn Hải) và đảo Hòn Khô (xã Nhơn Lý). Tại đây, lực lượng chức năng đã thành lập hai nhóm Tình nguyện viên bảo vệ rùa biển.
Có thể bạn quan tâm

Một chất cấm mới có tên Vàng-Ô (nguyên liệu làm ve quét tường trong xây dựng hoặc sử dụng để nhuộm màu vải) được dùng để tạo màu vàng cho thịt gà trong quá trình chăn nuôi.

Sau một thời gian sụt giảm, giá thịt gà trong nước đang có chiều hướng tăng trở lại. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi.

Số liệu thống kê cho thấy, tình hình xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản qua cửa khẩu phụ và lối mở trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn.

Trong khi, ngành chăn nuôi trong nước lao đao vì giá gia cầm rẻ, do sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại tràn vào, thì những hộ gia đình nuôi gà Ai Cập lấy trứng tại thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc lại được vụ bội thu.

Kinh tế Việt Nam năm 2016 có khả năng tăng trưởng cao hơn nhờ đón đầu dòng vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp); chính sách tái cơ cấu có tác động tích cực; nhu cầu tiêu dùng phục hồi tốt…