Thả Gần 2.000 Cá Dìa Giống Trên Phá Tam Giang
Việc thả cá giống mang lại hiệu quả thiết thực cho ngư dân tại đây.
Để bổ sung nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế cho ngư dân vùng đầm phá, sáng 19/2, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnhThừa Thiên Huế phối hợp với xã Quảng Lợi tiến hành thả hơn 1.800 cá dìa giống xuống khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản Vũng Mệ (xã Quảng Lợi).
Ngoài ra, nhằm giúp ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền và xã Quảng Lợi đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp kỹ thuật đánh bắt, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực bãi đẻ Vũng Mệ để phát triển chủng loại thủy sản ngày càng phong phú.
Hiện xã Quảng Lợi có 3 chi hội nghề cá: Hà Công, Ngư Mỹ Thạnh và Cư Lạc đã được cấp quyền khai thác mặt nước và thành lập khu bảo vệ thủy sản. Việc thả cá giống sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho ngư dân tại đây.
Có thể bạn quan tâm
Ông đã từng nuôi lợn, gà, cá… rất giỏi, nhưng ông chỉ nổi tiếng khi “làm bạn” với con thỏ và đặc biệt sản phẩm của ông được xuất khẩu đi Nhật Bản. Và con thỏ đa giúp ông thực sự phất lên trong cái nghiệp làm trang trại của mình.
Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) triển khai mô hình “Nuôi gà sinh sản an toàn sinh học” tại xã Tư Mại, Tiến Dũng và Cảnh Thụy, quy mô gần 4 nghìn con gà Ai Cập.
Sống ở vùng quê thuần nông, nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì khó mà khá lên được, nên ông Lê Xuân Quang, ở thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã mở gia trại chăn nuôi, chủ yếu là nuôi heo.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND, ngày 31-7-2015 phê duyệt Quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.