Thả cá giống trên hồ thủy điện Tuyên Quang

Các đại biểu thả cá xuống lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Vụ KHCN và Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Thủy sản;
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh;
Lãnh đạo UBND các huyện Nà Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình và đông đảo bà con ngư dân sinh sống bằng nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang.
Đã có hơn 66.000 con cá giống được thả gồm:
Cá chép, mè hoa, anh vũ, dầm xanh, bỗng, trôi.
Trong đó có 32.700 con cá giống là cá trôi do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đóng góp.
Đây là hoạt động thiết thực và có ý nghĩa, nhằm bổ sung, tái tạo nguồn thủy lợi thủy sản tự nhiên, thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chung tay bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Bảo tồn những loài cá bản địa quý hiếm, góp phần tăng trưởng kinh tế của các huyện Nà Hang, Lâm Bình và sự phát triển ngành thủy sản của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.