Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Trung Xử Lý Bệnh Chồi Cỏ Mía Bằng Vôi Bột Ở Tân Kỳ (Nghệ An)

Tập Trung Xử Lý Bệnh Chồi Cỏ Mía Bằng Vôi Bột Ở Tân Kỳ (Nghệ An)
Ngày đăng: 25/01/2013

Bệnh chồi cỏ hại mía xuất hiện ở Tân Kỳ (Nghệ An) mới vài năm nay nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Mặc dù ngành nông nghiệp Nghệ An đã thực hiện các mô hình để diệt chồi cỏ song hiệu quả không cao. Trước tình hình đó, Công ty mía đường Sông Con hướng dẫn nông dân xử lý bệnh bằng vôi bột, hiệu quả thấy rõ…

Vùng mía trải rộng ở Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân, Nghĩa Hoàn… của Tân Kỳ từ năm 2010 trở lại nay bị bệnh chồi cỏ trên 200 ha, nhiều diện tích nhiễm nặng với 20% diện tích so với diện tích của thửa ruộng. Gia đình ông Nguyễn Văn Diệu ở Kẻ Mui - Giai Xuân có 15 ha mía, ông cho hay đã áp dụng thuốc bảo vệ thực vật của Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An khuyến cáo nhưng không hiệu quả. Theo kinh nghiệm, ông rắc vôi bột nhiều hơn trong quá trình xử lý đất trước khi trồng mía (khoảng 500 kg/ha), hiệu quả là vùng mía mới trồng của ông không còn bị bệnh chồi cỏ. Nhiều gia đình khác thấy thế cũng làm theo và kết quả là mía phát triển tốt hơn, đạt năng suất từ 70 - 80 tấn/ha.

Từ kinh nghiệm của bà con đúc kết, kết hợp với cách chăm bón phòng trừ, Công ty mía đường Sông Con đã hỗ trợ vôi bột cho người trồng mía bị bệnh chồi cỏ nặng ở Tân Kỳ với số lượng 500 kg/ha, phân phức hợp hữu cơ vi sinh 2000 kg/ha để trồng mới mía, đồng thời yêu cầu các hộ nông dân tiêu hủy toàn bộ diện tích mía bị nhiễm nặng và trồng lại, tránh lây lan bệnh. Còn đối với diện tích bị nhiễm nhẹ, yêu cầu nông dân tiêu hủy những khóm mía bị bệnh, công ty hỗ trợ 300 đồng/khóm.

Ông Trương Hải Hồ một hộ trồng mía lâu năm ở Tân Kỳ cho rằng: cày sâu, lấy hết gốc mía cũ ra và đốt sạch cũng là cách để hạn chế bệnh chồi cỏ. Sau khi đào lấy hết gốc mía cũ, tiến hành rải vôi bột lên trên và bừa kỹ trước khi trồng mía mới. Trồng mía mới cũng không nên lấy phần gốc mà chỉ dùng mía ngọn hoặc từ nửa cây phần trên để trồng, còn phần dưới là mía thịt, cũng hạn chế được bệnh chồi cỏ.

Ông Nguyễn Bá Qúy - Chủ tịch HĐQT Công ty mía đường Sông Con cho biết: Nhà máy sẵn sàng cho nông dân vay vôi với định mức 5 - 8 tạ/ha để xử lý chồi cỏ. Căn cứ vào qui trình xử lý bệnh chồi cỏ và qui trinh trồng mía, cán bộ nông vụ hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trồng mía nghiêm túc thực hiện. Nếu người trồng mía không thực hiện tốt dập dịch chồi cỏ thì giá mía bị nhiễm bệnh sẽ bị trừ 20% so với giá Công ty qui định tại thời điểm.

Hiện nay Tân Kỳ đã xử lý được 160 ha mía bị bệnh, phần lớn là tiêu hủy, trồng lại. Nhưng cách phòng trừ diệt mầm bệnh chồi cỏ bằng vôi bột nồng độ cao ở Tân Kỳ khi trồng mía đã cho thấy hiệu quả rõ rệt và được người nông dân ghi nhận.

 


Có thể bạn quan tâm

ích cực cải tạo giống cây trồng ích cực cải tạo giống cây trồng

Huyện Phú Thiện (Gia Lai) có tổng diện tích cây trồng hàng năm hơn 24.000 ha. Trong đó, cây trồng chủ lực như lúa nước hơn 13.000 ha, mía gần 4.000 ha, mì 1.000 ha, bắp lai hơn 3.000 ha, đậu các loại 900 ha...

01/10/2015
Định lượng chất cấm trong thịt heo vẫn ở mức cao Định lượng chất cấm trong thịt heo vẫn ở mức cao

Trả lời về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại buổi họp báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết, chưa phát hiện tồn dư chất cấm tại 40 cơ sở chăn nuôi ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9.

01/10/2015
Khánh Hòa chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi Khánh Hòa chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi

Hai tháng nay, thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Khánh Hòa, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

01/10/2015
Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng

Tỉnh Tiền Giang, phong trào đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Nhờ đó, chủ động được mùa vụ thu hoạch, năng suất, sản lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

01/10/2015
Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau

Trước tình trạng cau trồng bị hái trộm trái, nhiều người dân ở vùng "thủ phủ" cau - huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) phải dựng chòi để gác, một số khác còn dán "bùa" nhờ "thần rừng" canh giữ.

01/10/2015