Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Hướng Nạc

Nuôi Heo Hướng Nạc
Ngày đăng: 14/08/2013

Thời gian gần đây, cùng với việc mở rộng chăn nuôi theo quy mô trang trại, nhiều nông dân đã chọn giống heo hướng nạc để nuôi, do loại vật nuôi này cho năng suất cao, sản phẩm phù hợp với thị trường.

Từ sự chuyển giao của ngành nông nghiệp

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì để giúp nông dân thay thế giống, cải tạo chất lượng thịt, nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều năm qua, đơn vị đã thực hiện nhiều đề án, mô hình trình diễn chăn nuôi tại các hộ gia đình. Điển hình như đề án khuyến nông chăn nuôi heo thịt; mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đàn heo nuôi thịt với tổng số 124 con, có 82 hộ dân tham gia.

Đặc biệt, chương trình nuôi heo sinh sản hướng nạc và bảo đảm vệ sinh môi trường với 279 con heo nái ngoại giống Yorshire được cấp về các địa phương và gần 6.000 con heo con đã được sinh ra khỏe mạnh… Khi tiến hành thực hiện mô hình, người chăn nuôi đã được hỗ trợ kinh phí mua con giống, được cán bộ kỹ thuật về tận nơi hướng dẫn cách chọn giống, phối trộn các loại thức ăn và bổ sung các chất dinh dưỡng cho heo, thực hiện thụ tinh nhân tạo, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc heo... Ngoài ra, nông dân còn được tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật như phối giống, chuẩn bị sinh sản.

Qua đánh giá, từ các chương trình chuyển giao, nông dân đã nắm bắt được khoa học kỹ thuật và tích cực chủ động thực hiện nạc hóa đàn heo bằng việc mua các con giống ngoại, lai có tỷ lệ nạc cao về nuôi và không ngừng nhân rộng quy mô đàn heo trên địa bàn. Do vậy, hiện đàn heo toàn tỉnh có tỷ lệ nạc cao, mang máu ngoại chiếm khoảng gần 90%. Một số cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn có số heo nái ngoại và lai chiếm cao nên đã tự chủ được nguồn con giống và cung cấp hàng ngàn con giống tốt mỗi năm cho các hộ chăn nuôi khác. Hiện trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành một số vùng chăn nuôi heo giống siêu nạc tập trung như Krông Nô, Chư Jút, chiếm 50% đàn heo toàn tỉnh.

Đến thực tế tại các hộ dân

Gia đình chị Lê Thị Thành, xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đang nuôi gần 1.000 con heo và chủ yếu là giống heo hướng nạc, cho biết: “Nuôi heo hướng nạc có nhiều ưu điểm hơn các giống heo khác trong việc chăm sóc, phòng bệnh, ít phải lo đầu ra của sản phẩm, bởi nhu cầu trên thị trường là rất lớn. Vì vậy, từ khi chăn nuôi heo, tôi đã chú trọng đến giống heo hướng nạc và vẫn duy trì nuôi cho tới bây giờ. Khi đàn heo của trang trại đến giai đoạn xuất bán thì đã được các thương lái đặt hàng trước. Giá heo siêu nạc thương phẩm so với các giống heo khác thường cao hơn khoảng 2-3 giá do chất lượng thịt đỏ, đẹp, tươi và tỷ lệ đạt thành lên đến 75-77%”.

Tương tự, gia đình ông Trần Thới Trang, ở tổ dân phố 8, thị trấn Đức An (Đắk Song) cũng chọn giống heo siêu nạc để chăn nuôi với quy mô lên đến 1000 con và có thu nhập khá cao. Khu chuồng trại được xây dựng khép kín, chia làm 5 khu cho mỗi loại heo gồm khu chuồng nái bầu, khu heo sinh sản, khu heo cai sữa, khu nuôi heo thịt và khu cách ly, phòng khi có heo bệnh.

Ông Trang cho biết: “Chăn nuôi heo với quy mô lớn phải thực hiện nghiêm ngặt các điều kiện về kỹ thuật, chuồng trại phải bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát và nhất là thực hiện đầy đủ chế độ tiêm phòng các loại dịch bệnh cho cả đàn heo. Nguồn thức ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để heo chóng lớn và sinh sản tốt”.

Còn theo chị Nguyễn Thị Thơm ở bon U2, thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) thì đầu năm 2007, sau khi tham gia chương trình nuôi heo hướng nạc do Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh tổ chức, gia đình chị đã có thu nhập cao hơn hẳn. Được Trung tâm hỗ trợ kinh phí mua một cặp giống heo Yorshire về nuôi cũng như hỗ trợ một phần thức ăn, cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nên việc nuôi heo  của gia đình rất thuận lợi.

Từ cặp giống ban đầu, chị đã nhân giống và đến nay đàn heo trong chuồng lúc nào cũng có gần 20 con. Giống heo Yorshire nuôi nhanh lớn, bình quân mỗi tháng mỗi con tăng trọng từ 20-23 kg và chỉ nuôi khoảng ba tháng là có thể xuất bán, mỗi năm nuôi được đến bốn lứa. Đồng thời, gia đình cũng đã xây hầm biogas, tận dụng chất thải chăn nuôi để làm khí đốt, vừa bảo đảm môi trường, có lợi nhuận cao.


Có thể bạn quan tâm

Giá Chanh Tăng Kỷ Lục Giá Chanh Tăng Kỷ Lục

Những ngày gần đây giá chanh ở ĐBSCL tăng kỷ lục. Thương lái mua chanh không hạt với giá từ 35.000- 40.000 đ/kg, chanh núm giá từ 20.000- 22.000 đ/kg, tăng gần gấp đôi so tháng trước. Tại một số chợ, chanh bán lẻ giá từ 1.500- 2.000 đ/trái.

23/05/2014
Mô Hình Trồng Xen Canh, Luân Canh Lạc, Đậu Tương Với Mía Cho Năng Suất Cao Mô Hình Trồng Xen Canh, Luân Canh Lạc, Đậu Tương Với Mía Cho Năng Suất Cao

Ngày 21-5, Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá kỹ thuật trồng luân canh, xen canh lạc và đậu tương với mía tại Thanh Hóa.

23/05/2014
Lai Châu Phát Triển Vùng Chè Hàng Hóa Lai Châu Phát Triển Vùng Chè Hàng Hóa

Nhìn lại 4 năm thực hiện phát triển vùng chè, toàn tỉnh Lai Châu đã trồng mới được 385,7ha, đạt 110% so với kế hoạch. Năm 2014, sản lượng chè toàn tỉnh dự tính đạt 20.600 tấn, với năng suất ước đạt 85,3 tạ/ha (tăng 25,3 tạ/ha so với năm 2010)...

20/06/2014
Áp Lực Giá Lúa Vụ Hè Thu Áp Lực Giá Lúa Vụ Hè Thu

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) sẽ thu hoạch lúa Hè thu chính vụ. Trong khi đó, lượng lúa Đông xuân vẫn còn tồn đọng chưa thể tiêu thụ hết. Áp lực “lúa cũ chưa bán, lúa mới đã thu hoạch” và “lúa mất giá” tiếp tục đè nặng lên vai người nông dân.

23/05/2014
Vải Lục Ngạn Vẫn Trông Chờ Thương Lái Trung Quốc Vải Lục Ngạn Vẫn Trông Chờ Thương Lái Trung Quốc

Những ngày giữa tháng 6, màu vải chín bắt đầu phủ đỏ từng khoảng vườn, ngọn đồi tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Vải được xếp đầy sân những ngôi nhà làm điểm tập kết tại thị trấn Kép, Chũ hay xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn). Tại đây, sản phẩm sẽ được phân loại, đóng thùng xốp rồi đưa lên xe chở qua biên giới Trung Quốc. Chỉ một phần nhỏ được dành tiêu thụ trong nước.

20/06/2014