Tập trung tổ chức lại sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ cho hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng)
Theo đó, tỉnh sẽ tập trung quy hoạch gắn với tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu theo hướng sản xuất sản phẩm đồng nhất, đảm bảo nguồn cung ổn định cho nhà phân phối và người tiêu dùng, tiến đến quản lý chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Tỉnh cũng quan tâm xây dựng quy trình canh tác để hướng đến sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn an toàn, sạch, không dịch bệnh.
Ngoài ra, các giải pháp về khoa học công nghệ như gieo trồng rải vụ theo từng khu vực, các giải pháp giải quyết ở khâu bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cũng được các ngành tỉnh rất quan tâm. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ hành tím sang trồng một số cây trồng truyền thống của địa phương như là mãng cầu, nhãn… đồng thời, thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của người dân thông qua các mô hình sản xuất an toàn sinh học.
Đồng chí Lê Thành Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trước mắt, tỉnh sẽ chỉ đạo tất cả các ngành chuyên môn nâng cao chất lượng sản phẩm hành tím của địa phương; tạo giá trị gia tăng, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; nêu cao vai trò của doanh nghiệp trong kết nối tiêu thụ cũng như cải tạo mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hành tím và tạo điều kiện cho các hợp tác xã tiếp cận vốn sản xuất. Riêng đối với thị trường tiêu thụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Trí cho biết, trước tình hình thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thị trường nội địa sẽ được tỉnh hướng đến trong thời gian tới. Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta cần giải quyết chất lượng sản phẩm, làm đa dạng hóa sản phẩm, gắn kết sản xuất và tiêu thụ. Tỉnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối các thị trường lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh và kết nối với những doanh nghiệp, tổ chức đã có mạng lưới phân phối lớn.
Hành tím là cây màu truyền thống, chủ lực của người dân xứ biển Vĩnh Châu. Hàng năm, có từ 5000 - 7000 ha diện tích đất được người dân địa phương gieo trồng hành tím, với sản lượng trung bình đạt trên dưới 100.000 tấn mỗi năm. Trước đây, hành tím vốn từng là cây trồng xóa nghèo và làm giàu của người dân Vĩnh Châu nói chung và bà con Khmer tại địa phương này nói riêng. Tuy nhiên, liên tiếp những vụ gần đây, nhất là trong niên vụ hành 2014 - 2015 vừa qua, tình hình tiêu thụ bất ngờ gặp khó khăn, thị trường xuất khẩu bị tắt ngẽn, khiến giá trị hành thương phẩm tại địa phương rớt chạm đáy, có lúc chỉ ở mức 3.000 đồng/ký; đẩy người sản xuất lâm vào cảnh ‘khốn đốn”.
Hệ quả là gần 60.000 tấn hành bị tồn đọng, khó tiêu thụ được; phải nhờ sự chung tay hỗ trợ tiêu thụ của các địa phương, tổ chức, ban ngành trong cả nước, tình hình tiêu thụ và giá hành mới trở lại ổn định. Vì thế, trước thềm niên vụ hành 2015 - 2016 sắp đến, việc tập trung quy hoạch gắn với tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu của các ngành chức năng sẽ góp phần vào sự thành công về mùa vụ và giá cả cho người trồng hành, tránh đi vào “vết xe đổ” từ các vụ hành trước đó.
Có thể bạn quan tâm
Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.
Qua trao đổi, các nhà vườn cho biết loại côn trùng này màu trắng, dài 0,5- 0,8cm, trông giống như con sùng trong các đống cây mục. Là loại ăn gỗ nên chúng tấn công vào phần vỏ cây sau đó ăn lèn lách vào tận phần lõi gỗ của cây nên rất khó phát hiện.
Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 99 đợt thanh tra quản lý chất lượng và thú y thủy sản.
Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.
Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.