Thu Tiền Tỷ Từ Phúc Bồn Tử

Cách đây mấy năm, anh Huỳnh Trung Quân (38 tuổi), ở số 18B, tổ 9, Bắc Hội, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng đã thành công khi trồng cây phúc bồn tử.
Anh Quân kể, trước đây anh làm việc tại một công ty đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ở huyện Đơn Dương và được giao việc trồng, chăm sóc, thu hoạch phúc bồn tử. Năm 2008, công ty anh sang nhượng cho công ty khác và công ty mới chuyển sang trồng cây khác. Thấy tiếc, anh mua thanh lý một số cây phúc bồn tử mang về vườn nhà trồng, chăm sóc lấy giống trên diện tích 2.000m2.
“Đến nay, tôi có 1,6ha phúc bồn tử trồng trong nhà kính. Năm 2013, tôi thu 23 tấn quả phúc bồn tử, với giá bán từ 240.000 - 270.000 đồng/kg, đã mang về cho tôi lợi nhuận trên 2 tỷ đồng. Trang trại của tôi còn tạo việc làm cho 20 lao động với lương 4 - 5 triệu đồng/người/tháng”- anh Quân tiết lộ.
Ngoài ra, anh còn liên kết với 3 hộ ND ở địa phương để trồng 1,3ha phúc bồn tử. Anh cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Anh Quân cho biết: “Sản phẩm của tôi có mặt ở nhiều siêu thị, nhà hàng, khách sạn hạng sang tại các thành phố lớn trong nước”.
Cơ sở sản xuất phúc bồn tử của anh đã được Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cấp “giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” vào tháng 11.2013.
Theo Đông y, phúc bồn tử từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu nhờ các tác dụng bổ can, ích thận, trợ dương, làm đẹp da, giảm béo, chống lão hóa, phòng ngừa và trị liệu ung thư, nâng cao thị lực…
Có thể bạn quan tâm

Người dân thôn 2, xã vùng cát Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam rất tâm đắc với mô hình nuôi bồ câu của bà Nguyễn Thị Lệ Xuân. Mô hình này mỗi năm mang lại thu nhập cho bà Xuân gần 2 tỷ đồng.

Toàn tỉnh Thái Nguyên có 19 nghìn ha chè, trong đó có gần 17 nghìn ha chè kinh doanh; 70 vườn ươm giống chè, hiện các hom giống đang ở giai đoạn nẩy mầm, mọc rễ. Tuy nhiên, gần 1 tháng qua, thời tiết âm u, mưa phùn, độ ẩm cao trên 90% nên lác đác một số nơi đã xuất hiện bệnh phồng lá chè.

Xoài cát Hòa Lộc là 1 trong 7 chủng loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, với diện tích 4.700 ha trồng, tập trung chủ yếu ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy; là loại trái cây đặc sản của tỉnh, cũng là sản phẩm trái cây đầu tiên của vùng ĐBSCL được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Những năm gần đây, từ việc nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm, thu nhập của nhiều nông dân xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội được nâng cao rõ rệt.

Nhấp ngụm nước chè xanh, chỉ về phía căn nhà mái bằng mới khánh thành, ông Hà Văn Vũ khoe: “Hết giai đoạn đói ăn, thiếu mặc rồi! Nhờ tham gia vào CLB chè sạch do Hội ND phát động, con trai tôi đã tích cóp được tiền lấy vợ, xây nhà đấy...”.