Tập trung tổ chức lại sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ cho hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng)

Theo đó, tỉnh sẽ tập trung quy hoạch gắn với tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu theo hướng sản xuất sản phẩm đồng nhất, đảm bảo nguồn cung ổn định cho nhà phân phối và người tiêu dùng, tiến đến quản lý chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Tỉnh cũng quan tâm xây dựng quy trình canh tác để hướng đến sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn an toàn, sạch, không dịch bệnh.
Ngoài ra, các giải pháp về khoa học công nghệ như gieo trồng rải vụ theo từng khu vực, các giải pháp giải quyết ở khâu bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cũng được các ngành tỉnh rất quan tâm. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ hành tím sang trồng một số cây trồng truyền thống của địa phương như là mãng cầu, nhãn… đồng thời, thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của người dân thông qua các mô hình sản xuất an toàn sinh học.
Đồng chí Lê Thành Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trước mắt, tỉnh sẽ chỉ đạo tất cả các ngành chuyên môn nâng cao chất lượng sản phẩm hành tím của địa phương; tạo giá trị gia tăng, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; nêu cao vai trò của doanh nghiệp trong kết nối tiêu thụ cũng như cải tạo mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm hành tím và tạo điều kiện cho các hợp tác xã tiếp cận vốn sản xuất. Riêng đối với thị trường tiêu thụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Trí cho biết, trước tình hình thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thị trường nội địa sẽ được tỉnh hướng đến trong thời gian tới. Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta cần giải quyết chất lượng sản phẩm, làm đa dạng hóa sản phẩm, gắn kết sản xuất và tiêu thụ. Tỉnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối các thị trường lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh và kết nối với những doanh nghiệp, tổ chức đã có mạng lưới phân phối lớn.
Hành tím là cây màu truyền thống, chủ lực của người dân xứ biển Vĩnh Châu. Hàng năm, có từ 5000 - 7000 ha diện tích đất được người dân địa phương gieo trồng hành tím, với sản lượng trung bình đạt trên dưới 100.000 tấn mỗi năm. Trước đây, hành tím vốn từng là cây trồng xóa nghèo và làm giàu của người dân Vĩnh Châu nói chung và bà con Khmer tại địa phương này nói riêng. Tuy nhiên, liên tiếp những vụ gần đây, nhất là trong niên vụ hành 2014 - 2015 vừa qua, tình hình tiêu thụ bất ngờ gặp khó khăn, thị trường xuất khẩu bị tắt ngẽn, khiến giá trị hành thương phẩm tại địa phương rớt chạm đáy, có lúc chỉ ở mức 3.000 đồng/ký; đẩy người sản xuất lâm vào cảnh ‘khốn đốn”.
Hệ quả là gần 60.000 tấn hành bị tồn đọng, khó tiêu thụ được; phải nhờ sự chung tay hỗ trợ tiêu thụ của các địa phương, tổ chức, ban ngành trong cả nước, tình hình tiêu thụ và giá hành mới trở lại ổn định. Vì thế, trước thềm niên vụ hành 2015 - 2016 sắp đến, việc tập trung quy hoạch gắn với tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu của các ngành chức năng sẽ góp phần vào sự thành công về mùa vụ và giá cả cho người trồng hành, tránh đi vào “vết xe đổ” từ các vụ hành trước đó.
Related news

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.

Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.

Đến xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ (Long An), ai cũng biết anh Trịnh Văn Bé Sáu là nông dân điển hình thực hiện nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng.

Đưa các đĩa có trứng đi ấp trong thùng, khoảng 8 hôm sau trứng sẽ nở ra dế con. Lúc đó ta mới thấy, nó đẻ khủng khiếp, hàng nghìn dế con bò khắp thùng...

Để hạn chế những thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ, bà con nuôi cá lồng bè cần chú ý: Tranh thủ thu hoạch nếu cá đạt cỡ thương phẩm. Nếu cá chưa tới cỡ thu hoạch cần chăm sóc kỹ, cho ăn đầy đủ, đúng liều lượng với những loại thức ăn viên công nghiệp có chất lượng