Sang Indonesia... Đập Lúa
Tới Indonesia đầu tháng 11.2013, tôi đã có 1 tuần trải nghiệm nhiều điều thú vị ở đất nước có trên 18.000 hòn đảo này.
Giao thông ở Indonesia theo quan sát của tôi hiện đại hơn Việt Nam nhưng cũng chung cảnh tắc đường như ở Hà Nội, TP.HCM. Phương tiện di chuyển của người Indonesia hiện đa phần là ô tô, rất ít xe máy, xe công cộng chủ yếu là xe tuk tuk (3 bánh) nhưng điều khác biệt là các phương tiện di chuyển phía bên trái đường.
Do chủ yếu người dân theo đạo Hồi nên đồ uống có cồn ở các quán ăn, nhà hàng của Indonesia cũng rất ít và rất hiếm thấy người dân ngồi nhậu vỉa hè, nhậu trong quán...
Rời thủ đô Jakarta, chúng tôi tới Bogor, một thành phố xanh với rất nhiều cây cổ thụ ven đường. Bogor còn được gọi với cái tên khác là thành phố mưa, bởi hầu như ngày nào cũng có ít nhất một trận mưa.
Đến Bali, nhiều người ấn tượng với vẻ đẹp của thành phố du lịch, nhưng đằng sau những dãy nhà cao tầng lung linh tráng lệ, tôi vẫn bắt gặp những hình ảnh sản xuất nông nghiệp của những người dân ở đất nước này còn rất thủ công và lạc hậu. Họ sản xuất manh mún, những thửa ruộng nhỏ với phương tiện thủ công, chủ yếu dùng sức lao động chân tay.
Người dân chủ yếu vẫn đập lúa ngay ở trên cánh đồng... Ấn tượng hơn với tôi là những người nông dân của Indonesia rất thân thiện và mến khách. Họ sẵn sàng và nhiệt tình mời chúng tôi tham gia vào các hoạt động thu hoạch như gặt lúa, đập lúa cùng với họ...
Có thể bạn quan tâm
“Với nhiều nông dân, muốn phát triển kinh tế thì phải vay vốn ngân hàng. Mà vay vốn ngân hàng thì phải thế chấp tài sản, đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .
Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được triển khai với 2 hạng mục chính là xây nhà kính trồng rau và nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm.
Giá cà phê trong nước dịp gần đây lên xuống thất thường, khiến cả nông dân lẫn DN bối rối, không biết đường nào mà mua bán.
Trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.
Mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Thơi (ấp 5, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) là một trong những mô hình điển hình trong chăn nuôi khép kín hiệu quả tại địa phương. Nhờ mô hình nuôi heo này, không những giúp đời sống kinh tế của gia đình anh khá lên mà còn đưa ra được hướng chăn giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế dịch bệnh.