Tập trung phát triển cây, con bản địa
Nhờ phát triển cây chuối mà nhiều hộ dân trên địa bàn miền núi Quảng Nam có thu nhập ổn định.
Theo ông Mia, khi làm NTM, Tây Giang triển khai xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi tập trung. Huyện vận động đồng bào góp đất khoanh vùng thành khu chăn nuôi tập trung. “Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành 83 khu chăn nuôi tập trung.
Bên cạnh đó, huyện vận động đồng bào thành lập các tổ hợp tác xây dựng vườn ươm, nhân giống các loại cây bản địa có giá trị kinh tế như ba kích, đẳng sâm, Tr’đin… và cung cấp cây giống lại cho huyện. Mô hình này giúp nhiều hộ đồng bào thoát nghèo, làm giàu ”- ông Mia cho hay.
Đến năm 2020, địa phương này hoàn thành công tác xây dựng NTM theo chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với huyện Đông Giang, ông Đỗ Tài - Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Địa phương đã xây dựng được 24,3km trục xã, liên xã; 37,57km đường thôn, xóm và 24,69km đường giao thông nội đồng.
Các tuyến đường quan trọng như đường Kà Dăng - Mà Cooih, xã Ba - xã Tư, Zà Hung - ARooi, Zà Hung - Jơ Ngây đã được đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế. Kết quả lớn thứ hai là huyện đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, gồm vùng cao su 730ha; vùng keo nguyên liệu 14.100ha; vùng chè 395ha chè; vùng cây mây 590ha… Nhiều đồng bào đã giàu lên thông qua những vùng tập trung như thế.
Ông Tài cho hay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân 6,04%/ năm, còn 28,5% (năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, với trên 12,7 triệu đồng/người/năm, tăng 6 triệu đồng so với năm 2011.
“Chúng tôi phát triển kinh tế dựa vào lợi thế từng vùng, từng xã. Tập trung phát triển nhóm cây, con chủ lực đã được xác định: Chè, keo, cao su... Nhiều mô hình sản xuất nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả cao và được đầu tư nhân rộng, như mô hình luân canh keo – lúa; chuối mốc; ớt Mà Cooi; lúa SRY; bắp thâm canh; mây dưới tán rừng; nuôi heo địa phương bán chăn thả; nuôi bò sinh sản”- ông Tài, chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Khi hầu hết các vườn vải thiều ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hoạch xong, thì những vườn vải thiều ở hai thôn Hóa và Hả, xã vùng cao Tân Sơn của huyện lại bắt đầu chín đỏ. Nhờ thế mà giá bán cũng cao gấp hai, gấp ba lần so với vải thiều chính vụ, giúp bà con kiếm được bội tiền từ quả vải thiều…
Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước.
Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống bò, tầm vóc đàn bò được cải thiện; các mô hình chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gà an toàn sinh học được tỉnh khuyến khích đầu tư, đã phát triển ở nhiều địa phương.
Năng suất bình quân của các mô hình đạt trên 1.500 kg kén/ha dâu, tăng 15% so với đại trà; thu nhập từ kén đạt trên 150 triệu đồng/ha dâu; tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân kỹ thuật nuôi tằm… là những kết quả nổi bật của dự án "Trồng dâu và nuôi tằm giống mới" do bà Nguyễn Thị Min - Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ trung ương - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm. Dự án được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013.