Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập trung phát triển cây, con bản địa

Tập trung phát triển cây, con bản địa
Publish date: Saturday. September 5th, 2015

Nhờ phát triển cây chuối mà nhiều hộ dân trên địa bàn miền núi Quảng Nam có thu nhập ổn định.

Theo ông Mia, khi làm NTM, Tây Giang triển khai xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi tập trung. Huyện vận động đồng bào góp đất khoanh vùng thành khu chăn nuôi tập trung. “Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành 83 khu chăn nuôi tập trung.

Bên cạnh đó, huyện vận động đồng bào thành lập các tổ hợp tác xây dựng vườn ươm, nhân giống các loại cây bản địa có giá trị kinh tế như ba kích, đẳng sâm, Tr’đin… và cung cấp cây giống lại cho huyện. Mô hình này giúp nhiều hộ đồng bào thoát nghèo, làm giàu ”- ông Mia cho hay.

Đến năm 2020, địa phương này hoàn thành công tác xây dựng NTM theo chương trình mục tiêu quốc gia. Đối với huyện Đông Giang, ông Đỗ Tài - Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Địa phương đã xây dựng được 24,3km trục xã, liên xã; 37,57km đường thôn, xóm và 24,69km đường giao thông nội đồng.

Các tuyến đường quan trọng như đường Kà Dăng - Mà Cooih, xã Ba - xã Tư, Zà Hung - ARooi, Zà Hung - Jơ Ngây đã được đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế. Kết quả lớn thứ hai là huyện đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, gồm vùng cao su 730ha; vùng keo nguyên liệu 14.100ha; vùng chè 395ha chè; vùng cây mây 590ha… Nhiều đồng bào đã giàu lên thông qua những vùng tập trung như thế.

Ông Tài cho hay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân 6,04%/ năm, còn 28,5% (năm 2015). Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, với trên 12,7 triệu đồng/người/năm, tăng 6 triệu đồng so với năm 2011.

 “Chúng tôi phát triển kinh tế dựa vào lợi thế từng vùng, từng xã. Tập trung phát triển nhóm cây, con chủ lực đã được xác định: Chè, keo, cao su... Nhiều mô hình sản xuất nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả cao và được đầu tư nhân rộng, như mô hình luân canh keo – lúa; chuối mốc; ớt Mà Cooi; lúa SRY; bắp thâm canh; mây dưới tán rừng; nuôi heo địa phương bán chăn thả; nuôi bò sinh sản”- ông Tài, chia sẻ.


Related news

Bảo Thắng (Lào Cai) có hơn 19 ha cây thanh long Bảo Thắng (Lào Cai) có hơn 19 ha cây thanh long

Hiện tại, tổng diện tích cây thanh long của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) hơn 19 ha, chủ yếu là thanh long ruột đỏ.

Friday. April 17th, 2015
Hiệu quả từ mô hình trồng chuối già cấy mô Hiệu quả từ mô hình trồng chuối già cấy mô

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất canh tác, năm 2014, Hội Nông dân (HND) xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vận động cán bộ, hội viên và nhân dân trồng chuối già cấy mô. Qua gần 1 năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, lợi nhuận cao gấp 3 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích đất canh tác.

Friday. April 17th, 2015
Nắng hạn, cây ăn trái rụng lá, khô bông Nắng hạn, cây ăn trái rụng lá, khô bông

Từ đầu tháng 3 đến nay nắng hạn đến sớm khiến đất trong các nhà vườn trở nên khô khốc, cây trồng thiếu nước. Theo nhận định của bà con nông dân, nắng hạn sẽ làm cho nhà vườn giảm năng suất trái cây mùa hè này và ảnh hưởng đến năng suất một số cây công nghiệp cho thu hoạch trong mùa khô.

Friday. April 17th, 2015
Giàu lên nhờ trồng cam Giàu lên nhờ trồng cam

Những giống cam nổi tiếng xứ Bắc như: cam sành Bố Hạ, cam Đường Canh, quýt vàng Lạng Sơn… đã đem về quả ngọt cho người dân Sơn Lang khi chỉ với hơn 600 gốc cam, mỗi năm đem về cho chủ nhân bạc tỷ.

Friday. April 17th, 2015
Kiếm 1 tỷ/ngày từ phân bò Kiếm 1 tỷ/ngày từ phân bò

Với 300.000 con bò thịt và bò sữa, theo tính toán, “Bầu” Đức dư sức kiếm hơn 20 triệu USD mỗi năm từ nguồn phân bò.

Friday. April 17th, 2015