Tập trung đẩy nhanh tiến độ làm đất sản xuất vụ mùa
Đến ngày 21-6, toàn tỉnh đã cày được gần 25.000ha, bừa được xấp xỉ 21.000ha, gieo cấy được khoảng 1.500ha, quá chậm so với khung lịch thời vụ, trong đó nhiều diện tích có thể sản xuất vụ đông bà con nông dân vẫn chưa tiến hành làm đất.
Ông Lê Toàn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: “Nguyên nhân chủ yếu khiến tiến độ làm đất sản xuất vụ mùa năm nay diễn ra chậm hơn mọi năm là: Số lượng trâu bò phục vụ cho việc làm đất ngày càng ít, người nông dân chủ yếu thuê các loại máy làm đất trong khi số lượng máy chưa đáp ứng được nhu cầu; hầu hết nông dân không còn kiểu làm dầm, đổ ải như trước, chủ yếu thuê máy cày, bừa dập luôn gốc rạ một lần rồi cấy do chi phí thuê máy móc khá cao; nhiều địa phương do thiếu lao động nên không chủ động được thời gian cày cấy; một bộ phận người nông dân có tâm lý không muốn làm vụ mùa, vụ đông do hiệu quả kinh tế mang lại không cao…”
Xác định vụ mùa và vụ đông vẫn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây như ngô, sắn, đậu tương, rau xanh là nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi; phụ phẩm có thể làm thức ăn dự trữ phòng đói, rét cho mùa đông hoặc làm phân xanh cải tạo đồng ruộng, Sở NN & PTNT đã đề nghị UBND các huyện tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn đôn đốc bà con đẩy nhanh tiến độ làm đất, đặc biệt là trà mùa sớm và mùa trung, đảm bảo khung lịch sản xuất vụ đông.
Thời gian tới, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho bà con về tầm quan trọng của vụ mùa, vụ đông; đôn đốc bà con tận dụng sức kéo của trâu, bò để làm đất; những diện tích nhỏ lẻ có thể cuốc, cày bừa tay; huy động máy móc tập trung làm dứt điểm đối với những diện tích gieo cấy trà mùa sớm, mùa trung để có thể sản xuất vụ đông; khẩn trương xuống giống; cấy đúng lịch và đảm bảo kỹ thuật; đối với những diện tích bừa dập gốc rạ có thể sử dụng chế phẩm để giúp rơm rạ nhanh chóng phân hủy (cần lưu ý nếu rạ chưa kịp phân hủy đã cấy thì trong quá trình rạ mục sẽ tạo ra khí độc khiến cây lúa bị ngộ độc, sức tăng trưởng kém, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và khả năng phòng bệnh). Bên cạnh đó, cần chủ động theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, tiếp tục tu bổ hệ thống kênh mương để tưới dưỡng trong tình huống có thể xảy ra khô hạn hoặc tiêu úng nếu xảy ra mưa lũ…
Các địa phương cần theo dõi, đôn đốc bà con cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra, đảm bảo diện tích sản xuất, tránh tình trạng bỏ hoang hóa ruộng đất. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn cũng cần tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để đưa các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế, phù hợp với thời vụ, điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh vào nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, giải quyết phần nào tình trạng một bộ phận nông dân có tư tưởng chán ruộng đất không mặn mà với sản xuất như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Được sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp, chúng tôi tìm đến mô hình trồng bưởi da xanh kết hợp chăn nuôi vịt trời của gia đình ông Nguyễn Minh Tuẩn, ở ấp 3, xã Hoà Mỹ, huyện Phụng Hiệp.
Sau 11 tháng, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu gần 149 tỷ USD, nhưng mục tiêu tăng trưởng 10% theo kế hoạch đề ra từ đầu năm vẫn gặp nhiều thách thức.
Cánh cửa hội nhập của Việt Nam ngày càng mở cửa. Hàng nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để chen chân vào các thị trường nước ngoài. Song, hàng nông sản sẽ cạnh tranh khốc liệt ngay tại thị trường Việt Nam.
Nhằm tăng cường kiểm soát công tác giết mổ gia súc, gia cầm, an toàn vệ sinh thực phẩm, chiều 27/11, UBND TP. Hà Tĩnh tổ chức khánh thành cơ sở giết mổ tập trung Thạch Đồng.
Nghề trồng nấm tuy không còn mới trên mảnh đất Hà Tĩnh nhưng lại bén duyên khá muộn với các địa phương miền sơn cước. Dưới sự đỡ đầu của dự án SRDP, mô hình trồng nấm tại xã Sơn Trường (Hương Sơn) được kỳ vọng là hướng đi góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.