Cây Bông Lài Cây Giảm Nghèo
Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh có khoảng 200 hộ dân đã trồng hơn 43ha cây bông lài, trong đó có hơn 37ha đang cho sản phẩm, đạt sản lượng 2,78 tấn.
Cây bông lài trồng tập trung nơi có đất giồng cát ở TP Trà Vinh và huyện Châu Thành, bình quân mỗi hộ trồng từ 1- 2 công và nhiều nhất là 5 công. Đây là một loại cây trồng khác với các loại hoa màu khác. Người trồng thu hoạch bông mỗi ngày. Nhiều hộ dân nhờ cây bông lài này đã giải quyết được việc làm ở nông thôn và giảm được nghèo.
Theo một số hộ nông dân có kinh nghiệm trồng cây bông lài: “Cây bông lài rất dễ trồng mà hiệu quả lại cao, song phải chịu khó thường xuyên chăm sóc làm cỏ, bón phân… sớm phát hiện các loại sâu bệnh mà phòng trị kịp thời. Thời điểm thu hoạch thường theo nhu cầu của khách hàng.
Nếu khách hàng ở tỉnh xa, cần nhiều thời gian vận chuyển thì phải thu hoạch bông từ 13- 17 giờ, để sáng hôm sau giao cho khách hàng, còn nếu ở trong tỉnh thì tùy theo từng thời điểm mà thu hoạch.
Ở đây thường trồng cây bông lài theo phương pháp nhánh ghép. Trồng được 3- 4 tháng là bắt đầu thu hoạch nhưng năng suất không cao. Khoảng 1- 2 năm thì năng suất mới đạt đến đỉnh điểm. Mùa thuận thường vào tháng 2, tháng 3, năng suất hơn 10 kg/ngày cho mỗi công, giá từ 50.000- 80.000 đ/kg.
Như anh Thạch Kim Sanh (ấp Bình La, xã Lương Hòa- Châu Thành) gia đình tận dụng hơn 3.000m2 đất giồng cát quanh nhà trồng cây bông lài. Hiện diện tích trồng cây bông lài của gia đình anh đã được hơn 3 năm tuổi.
Nếu tính bình quân mỗi ngày gia đình anh thu hoạch được 8 kg/công thì với giá 50.000 đ/kg, mỗi tháng gia đình anh bán được hơn 12 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí nhân công hái bông, làm cỏ, phân bón, gia đình còn lời hơn 8 triệu đồng.
Ngoài ra, từ cây bông lài, gia đình anh còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương như: làm cỏ, hái bông… Anh còn có nguồn thu từ bán nhánh ghép (tỷ lệ nhánh sống đạt 100%).
Anh cho biết kinh nghiệm trồng cây bông lài: “Nhà tôi trồng cây bông lài cha truyền con nối. Kỹ thuật trồng thì đào hộc như dưa hấu, bón phân chuồng với phân lân và phải nhổ cỏ cho sạch, chăm sóc thường xuyên. Tháng khô thì phải 3- 4 ngày tưới nước 1 lần. Theo tôi, trồng lài này lời gấp 4- 5 lần trồng lúa”.
Từ hiệu quả của cây bông lài, nông dân ở địa phương coi đây là loại cây trồng “lấy ngắn nuôi dài” nên thường trồng xen với các loại hoa màu khác, vừa ít tốn tiền đầu tư vừa thuận tiện trong việc chăm sóc mà có hiệu quả cao hơn trồng đơn thuần một cây giống.
Đây không phải là một cây trồng chủ lực ở địa phương nhưng địa phương vẫn khuyến khích bà con trồng, bởi vì khi phát triển cây bông lài song song với một số cây trồng khác giúp cho bà con nâng cao được thu nhập. Hiện nay ở địa phương đã có nhiều hộ khấm khá từ trồng cây bông lài.
Có thể bạn quan tâm
Hiện toàn tỉnh Long An đã triển khai xây dựng 93 mô hình cánh đồng đạt giá trị tăng thêm trên 25 triệu đồng/ha/năm, trên tổng diện tích 4.619ha, với 5.944 nông hộ tham gia. Trong đó, có 30 cánh đồng có giá trị tăng thêm trên 50 triệu đồng/ha/năm; 39 mô hình đạt giá trị tăng thêm từ 30 - 50 triệu đồng/ha và 24 mô hình đạt ổn định trên 25 triệu đồng/ha/năm.
Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể, lợn siêu nạc có giá từ 42 - 45 nghìn đồng/kg, tăng từ 3 - 5 nghìn đồng/kg so với giữa tháng 6; thịt lợn thường có giá từ 30 - 32 nghìn đồng/kg, tăng từ 2 - 3 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân giá tăng là do nhiều người chăn nuôi đã bỏ chuồng hoặc chuyển sang nuôi những con khác, dẫn đến nguồn cung giảm.
Ở ĐBSCL, cây mè (vừng) có thể trồng các vụ đông xuân, xuân hè và hè thu hoặc có thể trồng muộn hơn vào đầu vụ thu đông, nhưng cần tránh lúc thu hoạch mưa nhiều gây thất thu.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 95 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 4 địa phương phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.