Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Trung Cải Tạo Ao Đầm Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè Năm 2015

Tập Trung Cải Tạo Ao Đầm Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè Năm 2015
Ngày đăng: 07/03/2015

Trong năm qua, các địa phương ven biển đã tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân nâng cao nhận thức về nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, đồng thời, triển khai nhiều mô hình nuôi đa dạng sinh học theo hướng VietGap giúp các hộ nuôi áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng, cải tạo ao, đầm, quản lý môi trường, quy trình chăm sóc, phòng và trị bệnh... nên sản lượng tôm năm 2014 ước đạt 2.973 tấn, tăng 11,4% so với năm 2013.

Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.

Để phấn đấu đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, xã Hoằng Châu đã tập trung tuyên truyền cho bà con nông dân nâng cấp bờ bao, hệ thống cống, cải tạo ao, đầm, bảo đảm các yếu tố môi trường nước, đất ao phù hợp với con nuôi, chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín, đã qua kiểm tra, kiểm dịch, thả nuôi, chăm sóc tôm đúng theo hướng dẫn kỹ thuật. Ông Lê Ngọc Đức, Chủ tịch Hội Nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Châu, cho biết: Trước Tết Nguyên đán, sau khi thu hoạch tôm xong, các hộ nuôi đã tiến hành tháo khô phơi đáy ao, đầm nuôi, vãi vôi bột và các chất khử chua...

Hiện nay, các hộ nuôi đang tập trung diệt tạp trên ao, đầm nuôi, đầu tháng 3 các hộ bắt đầu tháo nước vào đầm, tiến hành thả giống tôm, phấn đấu đến tháng 4-2015 hoàn thành việc thả giống. Do đồng đất ở đây chủ yếu là đất bùn nên các hộ nuôi tôm sú theo hướng quảng canh cải tiến là chính.

Vụ này, toàn tỉnh có diện tích nuôi tôm là 4.037 ha, trong đó có 3.923 ha nuôi tôm sú, 140 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, chủ yếu theo phương thức thâm canh và bán thâm canh, tập trung ở các huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn... Đến thời điểm hiện tại, công tác cải tạo ao, đầm, xử lý nước trước khi đưa vào nuôi được các địa phương thực hiện đúng quy trình. Phần lớn các cơ sở nuôi công nghiệp có hệ thống công trình phụ trợ đầy đủ như ao chứa, ao lắng, hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt... Bờ ao nuôi được trải bạt hoặc đổ bê tông nhằm tránh rò rỉ nước ao.

Tuy nhiên, việc nuôi tôm ở các huyện chủ yếu vẫn theo hình thức quảng canh cải tiến, vì vậy các hộ nuôi thả vẫn phụ thuộc vào thời tiết. Hơn nữa, công tác kiểm dịch giống còn gặp nhiều khó khăn, do con giống đưa vào thả nuôi được lấy từ nhiều nơi, thời điểm thả lại không tập trung nên rất khó kiểm soát.

Để nuôi thả thủy sản vụ xuân – hè 2015 đạt hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác kiểm soát chất lượng các vật tư trong nuôi trồng thủy sản. Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát điều kiện vùng nuôi trồng, môi trường, dịch bệnh, chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường... bảo đảm chất lượng.

Đồng thời, kiểm tra, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và di ương từ tỉnh ngoài về. Các huyện vùng biển tăng cường kiểm soát các đối tượng đưa giống tôm đến địa bàn và tuyên truyền cho chủ đồng chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín. Kiên quyết xử lý các trường hợp tôm giống xuất trại, tôm giống nhập vào tỉnh không rõ nguồn gốc, tôm giống lưu thông mà không thực hiện kiểm dịch.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng trừ dịch bệnh, định kỳ thực hiện xét nghiệm mẫu thủy sản, mẫu đất, mẫu nước, cảnh báo sớm tình hình dịch bệnh, mức độ ô nhiễm môi trường các vùng nuôi cho ngư dân biết. Đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật cho người nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của thủy sản...


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Thủy Sản “Vấp” Thị Trường Doanh Nghiệp Thủy Sản “Vấp” Thị Trường

Bị cấm ở Nga, khó khăn tại Mỹ, các DN XK thủy sản đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi “vấp” tại hầu hết thị trường XK lớn.

05/03/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Chiều Sâu Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Chiều Sâu

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có khoảng 1.100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, chiếm 50% diện tích NTTS, trong đó vùng nuôi tôm thẻ nhiều nhất là các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh và TP Cam Ranh.

05/03/2014
Sóc Trăng Thả Giống Sớm Sóc Trăng Thả Giống Sớm

Với đà thắng lợi của vụ nuôi tôm năm 2013, đặc biệt nuôi tôm thẻ chân trắng "quay" được 2 vòng (90 ngày/vòng/vụ) lợi nhuận tăng gấp đôi tôm sú. Năm nay, tại Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ là cuộc đua mở rộng diện tích nuôi và thả giống sớm. Dọc theo tuyến đường Nam Sông Hậu đến huyện Trần Đề những ngày đầu tháng 3/2014 không khí tấp nập chuẩn bị ao nuôi.

05/03/2014
Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2013, trong điều kiện có nhiều khó khăn nhưng nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định vẫn tiếp tục phát triển cả về quy mô và sản lượng thủy sản. Có được kết quả đó là do công tác phổ biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được các ngành chức năng, các địa phương đặc biệt coi trọng.

05/03/2014
Điện Quá Tải, Người Nuôi Tôm… Làm Liều Điện Quá Tải, Người Nuôi Tôm… Làm Liều

Những tháng cuối năm 2013 đến nay, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao đã kích thích bà con nông dân ấp Hoàng Lân, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp.

05/03/2014