Đắk Lắk trồng tiêu ồ ạt, không đảm bảo tính bền vững
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 16.000 ha hồ tiêu, sản lượng gần 25.000 tấn, tập trung ở các huyện Ea Hleo, Chư Quynh, Krông Năng, Ea Kar. Với giá tiêu hạt ổn định ở mức cao, trên 150.000 đồng/kg, việc trồng tiêu tại tỉnh vẫn đang tăng ồ ạt, nhưng không đảm bảo tính bền vững. Quá trình chọn giống, cách trồng, chăm sóc chưa hợp lý, nên các loại sâu bệnh hại trên cây tiêu phát triển mạnh khiến cho nhiều vườn tiêu chết hàng loạt. Chỉ trong năm 2014, toàn tỉnh đã có 1.300 ha tiêu bị bệnh vàng lá và các bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn đối với người trồng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu những bất cập trong việc phát triển cây tiêu hiện nay; cán bộ nông nghiệp ở các huyện đi đầu về trồng tiêu như Chư Quynh, Ea Kar cũng chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp của địa phương trong quá trình phát triển cây tiêu theo hướng bên vững, đó là sử dụng các loại cây sống làm trụ tiêu; đào mương trong vườn để tăng độ thoáng cho đất trong mùa mưa, giảm nguy cơ bệnh hại.
Ông Y Ghi Niê, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Lắk cho biết, trên cơ sở các kết quả từ hội thảo này, đơn vị sẽ tham mưu cho tỉnh về kế hoạch định hướng phát triển cây hồ tiêu trong thời gian tới. Trồng tiêu cố gắng chọn giống tiêu thật chất lượng; chăm sóc giảm bớt lượng phân hóa học...
Có thể bạn quan tâm
Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh
Gia đình anh Đặng Trường Thành (SN 1949) ngụ xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp từ hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định thông qua mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc và xoài Đài Loan. Nhờ cần cù lao động, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nên vườn xoài của gia đình đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Hiện nay, tại huyện Cầu Ngang - khu nuôi tôm tập trung lớn nhất của tỉnh Trà Vinh, hàng ngàn hộ nuôi tôm đang điêu đứng vì dịch bệnh, nhiều người đang lâm vào cảnh nợ nần… trong khi thời vụ đã cạn dần mà ngành chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp khắc phục.
Ông Trần Rô (thôn 2, xã Cẩm Thanh, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) là người đã ươm thành công giống dừa nước vùng ngập mặn từ trái với số lượng lớn
Cá tra được Chính phủ xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của ĐBSCL và cả nước. Dù đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng hiệu quả sản xuất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Hội thảo “Hiện trạng, thách thức và cơ hội của ngành nuôi cá tra Việt Nam” trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2011 thêm một lần nữa khẳng định: Cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất, để con cá tra phát triển bền vững!