Sa Pa (Lào Cai) mở rộng diện tích cấy lúa chịu lạnh lên 40 ha
Các hộ tham gia cấy lúa sẽ được hỗ trợ 100% giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn hỗ trợ kỹ thuật từ khi gieo, ủ mạ đến khi cấy, chăm sóc.
Theo đánh giá của Phòng Kinh tế huyện Sa Pa, giống lúa chịu lạnh DS 1 phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, năng suất thử nghiệm đạt 53 tạ/ha, chất lượng gạo được đánh giá ngon hơn so với một số giống lúa hiện đang cấy tại địa phương.
Việc mở rộng diện tích cấy lúa chịu lạnh sẽ giúp cho người dân trên địa bàn chuyển đổi giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Vụ xuân hè năm nay, toàn tỉnh Nam Định nuôi 582ha tôm thẻ chân trắng, chủ yếu theo phương thức thâm canh và bán thâm canh với nhiều vùng nuôi ở các xã Giao Phong, Bạch Long, Giao Yến, Thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy); Hải Chính, Hải Đông, Hải Lý, Hải Triều, Hải Hòa (Hải Hậu); Nam Điền, Nghĩa Thắng, Cty Viễn Đông (Nghĩa Hưng) và Cty CP Fukyo (Xuân Trường).
Theo phòng Nông nghiệp huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), hiện tại bà con nông dân địa phương đã xuống giống được trên 500 ha hoa lay ơn phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, trong đó chủ yếu là xã Hiệp An với 450ha.
Ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội thủy sản Cà Mau cho biết, trước đây vài năm, nuôi tôm công nghiệp rất thuận, khoảng 1 năm trở lại đây tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp và không ngừng tăng. Ô nhiễm môi trường và chất lượng con giống đang là vấn đề nhức nhối làm tăng dịch bệnh.
Sản lượng tăng có nhiều nguyên nhân, như tháng 6 vừa qua, thời tiết thuận lợi cho việc khai thác thủy sản. Tại các vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ, các đàn cá nổi xuất hiện liên tục, tạo điều kiện cho bà con ngư dân ra khơi khai thác đạt kết quả cao.
Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, Cty CP thủy sản Bá Hải đã được Bộ KH-CN chọn phối hợp với Tập đoàn ABI (Nhật Bản) tiếp nhận chuyển giao công nghệ đông lạnh sản phẩm CAS và thiết bị cấp đông có công suất 500 kg/giờ.