Quản lý chặt chẽ các giống mắc ca

Theo ông Quách Đại Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, để có được sản phẩm mắc ca đồng đều, đạt chuẩn quốc tế, phải sử dụng giống đã được quốc tế nghiên cứu và đánh giá là giống có năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, do nhu cầu trồng mắc ca lớn, nên đang xuất hiện rất nhiều đơn vị bán mắt ghép giả cho bà con. Cây mắt ghép giả nhân rất nhỏ, có giá khoảng 30.000 đồng/mắt ghép, mắt ghép thật có giá 70.000 đồng/mắt ghép. Nhưng mắt ghép thật chỉ 3 năm là cho trái, trong khi mắt ghép giả 5-7 năm mới cho trái.
Do đó cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt từ các vườn cây đầu dòng. Chỉ những vườn được phê duyệt mới được dùng để lấy hom, ghép và sử dụng để sản xuất cây giống.
Theo quy định của Bộ NN&PTNT, những cây đầu dòng không được cấp chứng chỉ, cây con không được chứng nhận, sẽ không được đưa vào sản xuất.
Những ai cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt. Cá nhân bị phạt thấp nhất 10 triệu đồng. Đồng thời toàn bộ cây và giống chưa hợp lệ sẽ bị tiêu hủy.
Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang chuyên canh sầu riêng, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm của nông dân Hàng Văn Phúc (sinh năm 1955), ở ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).

Để cây trồng vụ mùa năm 2014 cho năng suất, sản lượng cao, hiện nay nông dân trên địa bàn huyện Chợ Mới đã và đang tích cực ra đồng làm cỏ, bón thúc và thực hiện các biện pháp chăm sóc khác với quyết tâm giành một vụ mùa mới đầy thắng lợi.

Dự kiến, cùng với việc tiếp tục triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ xây dựng thêm nhiều mô hình trong thời gian tới.

Từ đầu năm đến nay, Trạm Thú y huyện Hạ Lang phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tiêm 22.030 liều vắc xin phòng các loại bệnh dịch trên gia súc.

Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội đồng khoa học nhằm tổng kết, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện.