Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu

Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu
Ngày đăng: 20/04/2015

Sau khi lấy bằng cử nhân ở Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh ngành nông học và lấy thêm bằng tiến sĩ ngành lọc dầu ở Đức, anh Nguyễn Ngọc Luân đã quyết định trở về quê đầu tư làm nông nghiệp. Hiện nay, anh đang là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Lâm San, xã Lâm San, huyện cẩm Mỹ (Đồng Nai) với mô hình làm giàu bằng cách trồng tiêu sạch.

Anh Luân tâm sự: “Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức, năm 2005, tôi quyết định ngưng một số công việc đang làm tại một số tổ chức quốc tế để về quê ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ làm nông nghiệp”.

Quyết định này của anh khiến không ít người bất ngờ, bởi với học vị của mình, anh Luân hoàn toàn có thể kiếm được những công việc có thu nhập cao, nhàn nhã hơn so với nghề nông. Song, theo suy nghĩ của anh, việc làm thế nào để đánh thức và tận dụng những tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt Nam, mới là điều quan trọng hơn tất cả.

Anh cho biết thêm: “Nông nghiệp Đồng Nai có những tiềm năng lớn, vấn đề bây giờ là ngành nông nghiệp vẫn đang có yếu thế trong cạnh tranh. Nông dân chúng ta vẫn còn nghèo, diện tích ruộng đất ít, nhưng nếu biết cách đầu tư, biết ứng dụng khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp sẽ có lợi thế lớn. Như cây tiêu ở xã Lâm San, nếu bây giờ mình áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo nên thương hiệu, có uy tín thì nhất định sẽ xuất khẩu ổn định”.

Để cụ thể hóa ước mơ đánh thức tiềm năng của ngành nông nghiệp, anh Nguyễn Ngọc Luân đã đứng ra vận động 30 hộ trồng tiêu ở địa phương thành lập HTX Nông nghiệp Lâm San, với diện tích canh tác khoảng 50 ha. Với cương vị là giám đốc HTX, anh đã vận động xã viên trồng tiêu theo phương pháp mới là không sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, không sử dụng phân hóa học mà chỉ sử dụng phân vi sinh để chăm sóc cây. Bên cạnh đó, anh còn cấy một loại nấm để chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu – một loại bệnh đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Loại nấm này sẽ ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh chết nhanh, chết chậm, hạn chế đến mức thấp nhất gây bệnh trên cây tiêu.

Với quy trình sản xuất tiêu sạch trên, sản phẩm tiêu của HTX luôn được các thương lái tìm đến mua với giá cao khoảng 30% so với các loại tiêu khác. Tuy nhiên, để tăng thêm thu nhập cho xã viên, anh tiến sĩ ngành lọc dầu ngoài 40 tuổi này còn lặn lội mời các công ty chuyên thu mua nông sản đến thăm quan và làm việc với HTX để hợp tác làm ăn, xuất khẩu hạt tiêu ra các nước.

Tiến sĩ Luân khẳng định: “Tính khả thi về khoa học kỹ thuật và thị trường chúng tôi đều đã có. Nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là phải làm sao nâng cao được năng lực của HTX về con người, cũng như về tài chính. Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng xây dựng thương hiệu cho HTX, nếu có được điều này, sẽ rất dễ dàng mời chào các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt hợp đồng thu mua”.

Còn ông Lê Văn Chỉnh, xã viên HTX Nông nghiệp Lâm San bày tỏ tin tưởng: “Sau khi anh Luân đứng ra làm HTX, tôi thấy các xã viên ngày càng an tâm với cách làm mới này. Trước đây toàn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nay chuyển sang trồng tiêu sạch, sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, nên đầu ra rất thuận lợi, dịch bệnh được khống chế, thương lái nào cũng muốn mua và mua với giá cao. Nhiều công ty nước ngoài nghe tiếng họ cũng đã tìm đến”.

Hướng đi trồng tiêu sạch để phát triển bền vững của HTX Nông nghiệp Lâm San bước đầu đã phát huy hiệu quả. Bởi mới đây, nhiều công ty nước ngoài đã đến tìm hiểu, trong đó có một công ty Nhật Bản sau khi lấy mẫu tiêu tại HTX về phân tích, kiểm nghiệm đã đồng ý thu mua ngay 20 tấn tiêu của xã viên trong vụ tiêu sắp tới. Những tấn tiêu đầu tiên được xuất ngoại cũng đã khẳng định sự đúng đắn trong cách nghĩ, cách làm mà “tiến sĩ nông nghiệp” Nguyễn Ngọc Luân đã và đang áp dụng. Xã viên trong HTX đang kì vọng dưới sự dẫn dắt của người giám đốc trẻ đầy nhiệt huyết này sẽ mở ra con đường làm ăn mới trong tương lai – bằng mô hình trồng tiêu sạch.


Có thể bạn quan tâm

Người Phụ Nữ Tày Cứu Chè Ngam La Người Phụ Nữ Tày Cứu Chè Ngam La

Chè Ngam La (Hà Giang) từ lâu được biết đến bởi hương vị thơm ngon tự nhiên. Có một thời, người dân đã chặt bỏ nhiều cây chè cổ thụ vì giá chè quá rẻ. Đúng lúc đó, một phụ nữ Tày đã khôi phục và phát triển thương hiệu chè Ngam La...

12/08/2013
Có Đam Mê Sẽ Thành Công Có Đam Mê Sẽ Thành Công

29 tuổi, chị Nguyễn Thị Lan (thôn 8, xã Thiệu Khánh, TP.Thanh Hoá) đang sở hữu một trang trại rộng gần 3 mẫu, doanh thu 700-800 triệu đồng/năm.

12/08/2013
Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

13/08/2013
Chuyện Quanh Cây Dó Trầm Phúc Trạch Chuyện Quanh Cây Dó Trầm Phúc Trạch

Trồng hoàn toàn tự phát và tiêu thụ quá dễ dàng với giá trị kinh tế cao nên người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn quả -chủ yếu là bưởi và cam để trồng dó trầm. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần bàn...

13/08/2013
Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

13/08/2013