Tập Trung Bảo Vệ Sản Xuất Mùa Lũ

Vụ lúa thu đông này xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự xuống giống gần 1.200ha lúa và hoa màu, là một trong những địa phương có diện tích lúa thu đông nhiều nhất của huyện. Tuy nhiên, đây cũng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở vào mùa lũ. Do vậy mọi công tác bảo vệ sản xuất đang được xã tập trung.
Đê bao kết hợp với đường giao thông nông thôn ấp Long Hòa bảo vệ 60ha sản xuất hoa màu của người dân. Những năm gần đây, địa phương cũng như huyện tập trung gia cố, tôn cao đoạn đê này gần 5m, mặt đê 3m, cơ bản đảm bảo an toàn diện tích sản xuất, nên người dân tương đối an tâm canh tác.
Từ đầu mùa lũ, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão - Giảm nhẹ thiên tai xã Long Thuận đã triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn cao điểm mùa lũ, trong đó tập trung bảo vệ sản xuất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh diện tích sản xuất lúa thu đông cơ bản đảm ăn chắc vì có hệ thống đê bao kiên cố thì diện tích sản xuất hoa màu thuộc ấp Long Thạnh và một vài đoạn thuộc ấp Long Hòa được xem là khu vực trọng yếu.
Theo UBND xã Long Thuận tại 2 ấp này có khoảng 100ha sản xuất hoa màu các loại như hành lá, củ cải, cải tùa xại và rau các loại. Hiện các diện tích này đang ở giai đoạn bắt đầu xuống giống hoặc xuống giống khoảng 1 tháng tuổi.
Ông Kha Văn Liến, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thuận cho biết: “Trước tình hình lũ diễn biến khá phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão phân công các ngành, các ấp cũng như các thành viên trong Ban Chỉ huy phải thường xuyên theo dõi, gia cố đê bao để bảo vệ ăn chắc diện tích sản xuất.
UBND xã Long Thuận cũng đề nghị thi công nắn tuyến đoạn đê bao sạt lở chiều 130m. Bên cạnh đó, các ngành cũng tiến hành khảo sát và dự kiến tiếp tục nắn tuyến một số đoạn đê bao có nguy cơ tại 2 ấp Long Thạnh và Long Hòa để nhân dân an tâm sản xuất.
Những ngày qua, do áp lực nước thượng nguồn đổ về mạnh nên 1 số đoạn tại 2 tuyến đê ấp Long Hòa và Long Thạnh cũng đã xuất hiện vài chỗ sạt lở dạo, chiều dài sạt lở trên 40m, nguy cơ đe dọa đến diện tích sản xuất của bà con.
Theo UBND xã Long Thuận, việc sản xuất hoa màu của xã chia thành nhiều ô đê bao nhỏ nên tổ chức quản lý theo từng vùng. Hiện xã đang tích cực vận động nhân dân ở các khu vực xung yếu cho cát vô bao dự trữ sẵn để khắc phục kịp thời khi có sự cố vỡ đê xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, 7 tháng đầu năm, lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập khẩu từ nước khác. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn bởi lượng táo TQ nhập nhiều như vậy đã đi đâu?

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.

Huyện Lâm Hà nằm kế cận trung tâm chăn nuôi bò sữa của tỉnh là Đơn Dương. Ấy nhưng, suốt vài chục năm qua, khi nông dân ở “trung tâm bò sữa” - Đơn Dương ăn nên làm ra trông thấy từ con vật nuôi này, thì Lâm Hà xem ra vẫn... bình chân như vại trước một cơ hội làm giàu từ con bò sữa.

Tháng 7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đã xây dựng mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Vùng nuôi được triển khai ở ấp 9 với tổng diện tích 100ha, phù hợp với qui hoạch của địa phương, giao thông, thủy lợi thuận lợi.