Tập Trung Bảo Vệ Sản Xuất Mùa Lũ

Vụ lúa thu đông này xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự xuống giống gần 1.200ha lúa và hoa màu, là một trong những địa phương có diện tích lúa thu đông nhiều nhất của huyện. Tuy nhiên, đây cũng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở vào mùa lũ. Do vậy mọi công tác bảo vệ sản xuất đang được xã tập trung.
Đê bao kết hợp với đường giao thông nông thôn ấp Long Hòa bảo vệ 60ha sản xuất hoa màu của người dân. Những năm gần đây, địa phương cũng như huyện tập trung gia cố, tôn cao đoạn đê này gần 5m, mặt đê 3m, cơ bản đảm bảo an toàn diện tích sản xuất, nên người dân tương đối an tâm canh tác.
Từ đầu mùa lũ, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão - Giảm nhẹ thiên tai xã Long Thuận đã triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn cao điểm mùa lũ, trong đó tập trung bảo vệ sản xuất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh diện tích sản xuất lúa thu đông cơ bản đảm ăn chắc vì có hệ thống đê bao kiên cố thì diện tích sản xuất hoa màu thuộc ấp Long Thạnh và một vài đoạn thuộc ấp Long Hòa được xem là khu vực trọng yếu.
Theo UBND xã Long Thuận tại 2 ấp này có khoảng 100ha sản xuất hoa màu các loại như hành lá, củ cải, cải tùa xại và rau các loại. Hiện các diện tích này đang ở giai đoạn bắt đầu xuống giống hoặc xuống giống khoảng 1 tháng tuổi.
Ông Kha Văn Liến, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thuận cho biết: “Trước tình hình lũ diễn biến khá phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão phân công các ngành, các ấp cũng như các thành viên trong Ban Chỉ huy phải thường xuyên theo dõi, gia cố đê bao để bảo vệ ăn chắc diện tích sản xuất.
UBND xã Long Thuận cũng đề nghị thi công nắn tuyến đoạn đê bao sạt lở chiều 130m. Bên cạnh đó, các ngành cũng tiến hành khảo sát và dự kiến tiếp tục nắn tuyến một số đoạn đê bao có nguy cơ tại 2 ấp Long Thạnh và Long Hòa để nhân dân an tâm sản xuất.
Những ngày qua, do áp lực nước thượng nguồn đổ về mạnh nên 1 số đoạn tại 2 tuyến đê ấp Long Hòa và Long Thạnh cũng đã xuất hiện vài chỗ sạt lở dạo, chiều dài sạt lở trên 40m, nguy cơ đe dọa đến diện tích sản xuất của bà con.
Theo UBND xã Long Thuận, việc sản xuất hoa màu của xã chia thành nhiều ô đê bao nhỏ nên tổ chức quản lý theo từng vùng. Hiện xã đang tích cực vận động nhân dân ở các khu vực xung yếu cho cát vô bao dự trữ sẵn để khắc phục kịp thời khi có sự cố vỡ đê xảy ra.
Related news

Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).

Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, cả 3 thương hiệu trên đều từng bị chiếm tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Giữa năm 2011, một công ty tên là Việt Hương, trụ sở đặt tại Hồng Kông, đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc (kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ VN có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí đảo Phú Quốc) tại Trung Quốc.

Tại thôn Mai Dương, thôn có diện tích cũng như số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của xã Quảng Phước, ngoài tiến hành thu tỉa những diện tích thuỷ sản đã thả nuôi, nhiều hộ còn bắt đầu thả thêm lứa cua mới để tăng thêm nguồn thu trước mùa mưa bão. Toàn thôn có 120 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình, cá dìa.

Ông Yukio Kikuchi cho biết dự án này sẽ được triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với 180 chiếc, mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngư dân VN bằng cách giảm chi phí đánh bắt bằng phương tiện, công nghệ hiện đại và tăng giá bán sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng cá.